Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chuyên gia Anh: Núi lửa có nguy cơ gây thêm lở đất, sóng thần tàn phá bờ biển Indonesia

(DS&PL) -

Núi lửa Anak Krakatau đang trải qua giai đoạn hoạt động mạnh. Nó đang trở nên bất ổn sau đợt phun trào mạnh, có thể tạo ra thêm nhiều trận lở đất và sóng thần ở Indonesia

Chuyên gia địa chất tại đại học Portsmouth của Anh nhận định, núi lửa Anak Krakatau đang trải qua giai đoạn hoạt động mạnh. Nó đang trở nên bất ổn sau đợt phun trào mạnh, có thể tạo ra thêm nhiều trận lở đất và sóng thần tàn phá bờ biển Indonesia.

AFP dẫn lời Richard Teeuw, chuyên gia địa chất tại đại học Portsmouth của Anh, ngày 23/12 cho biết: "Nguy cơ xảy ra thêm sóng thần ở eo biển Sunda vẫn rất cao khi núi lửa Anak Krakatau đang trải qua giai đoạn hoạt động mạnh. Nó đang trở nên bất ổn sau đợt phun trào mạnh, có thể tạo ra thêm nhiều trận lở đất dưới lòng biển".

Sóng thần tràn vào một số khu vực của eo biển Sunda, gồm các bãi biển ở Pandeglang, Serang và Nam Lampung vào tối 22/12, khiến 222 người chết và 843 người bị thương, trong khi 28 người vẫn đang mất tích. Núi lửa Anak Krakatau được đánh giá là nguyên nhân gây thảm họa, do nó phun trào chỉ 24 phút trước khi sóng thần diễn ra.

Teeuw cho rằng chính quyền Indonesia cần lập bản đồ địa hình đáy biển xung quanh núi lửa Anak Krakatau để dự báo nguy cơ lở đất, nhưng quá trình này sẽ cần nhiều tháng để lên kế hoạch và thực hiện.

Bãi biển Carita là một địa điểm du lịch nổi tiếng ở bang Tây Java, với nhiều công trình được xây bằng gỗ và tre ở sát mặt biển. Hầu hết công trình này đều bị phá hủy. Ảnh: AP.

Theo Cơ quan Địa vật lý, khí tượng học và khí hậu học Indonesia (BMKG), vụ sóng thần này xảy ra vào 21h30 tối 22/12, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các khu vực như Eo biển Sunda, gồm các bãi biển tại Pandeglang, Serang và South Lampung.

Theo BMKG, việc núi lửa Anak Krakatoa phun trào 30 phút trước đó đã gây ra một vụ sạt lở đất ngầm dưới biển, cùng với đợt thủy triều dâng cao thất thường là nguyên nhân dẫn tới thảm họa sóng thần này.

Không giống như những vụ sóng thần xảy ra sau các trận động đất thường sẽ kích hoạt hệ thống cảnh bảo, vụ sóng thần lần này xảy ra sau vụ phun trào núi lửa nên cơ quan chức năng có rất ít thời gian để kịp kích hoạt hệ thống cảnh báo sớm.

Thảm họa sóng thần tối 22/12 là thảm kịch mới nhất tác động vào Indonesia trong năm qua. Trước đó, các trận động đất liên tiếp đã san phẳng nhiều khu vực trên đảo du lịch Lombok, trong khi một thảm họa động đất kèm sóng thần cũng đã khiến hàng nghìn người trên đảo Sulawesi thiệt mạng.

Cự Giải (T/h)

Tin nổi bật