Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thai phụ ôm con tự tử: Phút cùng quẫn hay tột cùng tội ác?

(DS&PL) -

Chỉ vì bế tắc, mâu thuẫn trong cuộc sống, người làm mẹ đã nhẫn tâm ép con phải chết cùng mình. Dư luận đồng cảm có, xót thương có và kèm theo cả sự phẫn nộ tột cùng.

Chỉ vì bế tắc, mâu thuẫn trong cuộc sống, người làm mẹ đã nhẫn tâm ép con phải chết cùng mình. Dư luận đồng cảm có, xót thương có và kèm theo cả sự phẫn nộ tột cùng.

Mâu thuẫn gia đình hay sự thiếu lương tâm của những ông bố, bà mẹ

Hai mẹ con chị Mai khi còn sống.

Có một thực tế mà mọi người có thể thấy rõ qua các thông tin về vụ việc là, cái chết của ba mẹ con chị Mai có nguồn gốc từ mâu thuẫn gia đình, cụ thể là mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu. Chị Mai ra đi, theo cách nghĩ thông thường, là để tự giải thoát khỏi bế tắc cuộc sống. Thế nhưng sự ra đi của chị lại khiến những người thân nặng trĩu tâm can.

Những người phụ nữ mang trong mình thiên chức làm mẹ vì một lý do gì đó mà cảm thấy bế tắc, không tìm ra lối thoát cho mình thì thường nghĩ đến cái chết. Và khi nghĩ đến cái chết, thì điều đầu tiên họ nghĩ tới lại là đứa con ruột thịt của mình. Trong trường hợp này, họ tỏ ra lo sợ khi mình chết đi, đứa con sẽ khổ vì mất mẹ, sẽ không được sống một cuộc sống hạnh phúc, không có ai nuôi dạy nên người, và cũng có thể, nó sẽ phải chịu đau đớn và hành hạ nếu phải sống với dì ghẻ…

Vì vậy, khi họ chết thường kéo theo đứa con chết cùng bằng nhiều hình thức khác nhau, dù cho đứa trẻ mới được vài tháng tuổi hay đã lớn và nhận thức được mọi việc.

Trên thực tế, mâu thuẫn gia đình là điều rất bình thường, bởi gia đình không chỉ là ”tổ ấm”, mà còn là nơi hội tụ mâu thuẫn và đấu tranh. Vậy nên nếu người mẹ, người phụ nữ hiểu được điều này thì chúng ta sẽ mạnh mẽ hơn để đối mặt với khó khăn.

Mẹ ép con cùng chết, đáng trách hay đáng thương?

Khi người phụ nữ muốn chết thường ép con của mình cùng chết, một phần lý do là vì người phụ nữ muốn trả thù người khiến cho họ phải tìm đến cái chết (thường là chồng và gia đình của chồng), bởi một khi đứa bé chết sẽ làm những người này phải đau khổ, day dứt và ân hận suốt đời.

Với những trường hợp này, nhiều người lên tiếng phản đối hành động của người mẹ, vì cho rằng như thế là người mẹ ích kỷ, độc ác, nhẫn tâm cướp đi tương lai của con mình. Nhưng bên cạnh đó, lại có những ý kiến tỏ về cảm thông, chia sẻ, vì cho rằng chắc chắn phải trong tâm trạng ức chế, phẫn uất lắm thì người mẹ mới nghĩ đến điều dại dột ấy...

Thiết nghĩ, nếu thông cảm thì chỉ có thể thông cảm 1 phần rất nhỏ là do quẫn quá nên người mẹ làm liều, còn không ai có thể đồng tình với hành vi ép con cùng chết, không lời nào có thể biện minh cho hành động này. Bởi nếu nghĩ cho con thì không nên tự tử, mà phải sống và chiến đấu đến cùng vì con.

Mỗi đứa trẻ sinh ra có quyền được sống, bản thân cha mẹ sinh con ra cũng không có quyền tước đoạt quyền thiêng liêng đó. Đứa bé vốn không có khả năng tự vệ, nó phụ thuộc hoàn toàn vào cha mẹ và đau đớn nhất là đứa bé vô tội, nó không phải chịu trách nhiệm về chuyện của người lớn. Nhưng chỉ vì cạn nghĩ, trong một phút dại dột họ đã tự tước đi mạng sống của chính con mình, bản thân mình, để lại nỗi đau khôn cùng cho những người ở lại.

Khảo sát trên GiadinhNet từ 9 - 12/9:

- 42\% độc giả (160 phiếu) cho rằng người mẹ không nên vì bế tắc mà cướp đi mạng sống của mình, đặc biệt là con thơ

- 41\% độc giả (159 phiếu) cho rằng mang thai là lúc người phụ nữ thay đổi rất nhiều về tâm sinh lý, chồng và gia đình phải hiểu và thông cảm để giải quyết mâu thuẫn

- 17\% độc giả (64 phiếu) cho rằng chắc phải đau khổ, bế tắc rất nhiều thì người mẹ mới hành động như vậy

Tin nổi bật