Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thai nhi bị ảnh hưởng thế nào nếu mẹ bầu bị cúm?

(DS&PL) -

Cúm là bệnh gặp ở mọi đối tượng và thường nhanh tróng khỏi nếu can thiệp đúng cách. Tuy nhiên, sẽ rất nguy hiểm nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh

Cúm là bệnh gặp ở mọi đối tượng và thường nhanh tróng khỏi nếu can thiệp đúng cách. Tuy nhiên, sẽ rất nguy hiểm nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh vì có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Cảm cúm xảy ra ở bà bầu là do nhiễm virus, xâm nhập vào cơ thể mẹ thông qua miệng hoặc mũi. Đây là bệnh lý rất thường gặp ở mọi đối tượng chứ không chỉ ở phụ nữ mang thai do con đường lây nhiễm. Đặc biệt, mọi người dễ mắc bệnh cúm hơn khi thời tiết thay đổi.

Phân loại cảm cúm gồm cúm A, B và C. Trong số đó, cúm A và B là hai loại thường gặp.

Nguyên nhân khiến bà bầu dễ bị cúm 

Khi mang thai, cơ thể thai phụ có nhiều thay đổi như nội tiết tố thay đổi, hệ miễn dịch yếu khiến sức đề kháng bị suy giảm, cơ thể cũng nhạy cảm hơn và dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, trong giai đoạn đầu thai kỳ, khi thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển nhiều bộ phận của cơ thể khiến cơ thể mẹ bầu cũng có những thay đổi nhất định. Đặc biệt, mẹ trở nên nhạy cảm hơn với các tác nhân gây bệnh, hệ thống miễn dịch suy giảm khiến mẹ bầu dễ bị ho, cảm lạnh và cúm.

Ngoài ra, theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn sự thay đổi thời tiết và môi trường sống xung quanh cũng khiến mẹ dễ bị cúm. Việc tiếp xúc với những người đang bị cúm cũng khiến mẹ bị lây nhiễm.

Biểu hiện cúm ở phụ nữ có thai

Các biểu hiện thường là: Nghẹt mũi, mũi chảy nước mũi, viêm họng, ho khan, sốt nhẹ, đau nhức cơ, mệt mỏi

Tùy vào mức độ bệnh ở mỗi người , các triệu chứng cúm có thể xuất hiện trong 2 – 3 ngày hoặc kéo dài 1 – 2 tuần. Vì vậy, ngay khi xuất hiện các biểu hiện của bệnh cúm, hãy đến cơ sở y tế ngay để được điều trị kịp thời.

Mẹ bầu có thể mắc bệnh cúm ở bất kỳ thời điểm nào trong năm nhưng mùa đông là thời điểm mẹ dễ mắc bệnh nhất. Khi thời tiết chuyển mùa, mẹ bầu cũng cần chú ý bảo vệ sức khỏe để phòng tránh cúm.

Bệnh cúm ở mẹ bầu gây ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào? 

Virus cúm không chỉ khiến mẹ luôn trong trạng thái mệt mỏi, khó chịu mà còn gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi nếu không có biện pháp chữa trị đúng cách, kịp thời. Mẹ bầu bị cúm có thể khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh, nhất là khi mẹ bị cúm trong giai đoạn đầu của thai kỳ.

Thai nhi có thể bị dị tật như hở hàm ếch, tim bẩm sinh và một số khiếm khuyết khác trên cơ thể nếu mẹ bị cúm khi mang thai. Ngoài ra, trong 5 tháng đầu thai kỳ nếu mẹ bị cúm thì bộ não của thai nhi rất dễ bị tổn thương, dẫn đến rối loạn tâm thần ở trẻ nhỏ.

Bên cạnh đó, theo bác sĩ bệnh chuyên khoa, nếu mẹ bị cúm kèm theo sốt cao thì có thể kích thích tử cung co bóp, gây sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu. 

Mặc dù cúm ở mẹ bầu rất nguy hiểm đối với thai nhi nhưng không phải mẹ bầu nào bị cúm khi mang thai cũng gây ảnh hưởng đến con nên mẹ không cần quá lo lắng. Ngay khi xuất hiện triệu chứng cúm, hãy đi khám ngay để có biện pháp xử lý kịp thời.

Mẹ bầu cần làm gì khi bị cúm trong thai kỳ? 

Không được tự ý dùng thuốc: Với mẹ bầu, việc sử dụng thuốc trị cúm càng khó khăn hơn nhiều so với những người bình thường vì một số loại thuốc có thể gây hại cho thai nhi. Vì vậy, khi bị cúm mẹ cần đi khám bác sĩ để được kê đơn thuốc an toàn, hiệu quả, tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc vì có thể gây hại đến tính mạng của thai nhi.

Thăm khám bác sĩ thường xuyên: Có nhiều nguyên nhân gây bệnh cúm và cúm ở mỗi người là khác nhau. Mẹ bầu nên đi khám bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh cũng như tình trạng bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh việc biết được tình trạng sức khỏe của mình, mẹ bầu còn nhận được những tư vấn hữu ích từ bác sĩ về chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt để có được một thai kỳ khỏe mạnh.

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng nhằm tăng cường sức đề kháng: Khi mang thai cơ thể của mẹ thường nhạy cảm hơn, sức đề kháng giảm nên việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng là điều hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, việc thai nhi lớn lên từng ngày nên mẹ càng cần phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng khoa học: đảm bảo chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều trái cây nhất là trái cây họ cam, quýt để tăng sức đề kháng, giúp chống lại sự tấn công của virus, và vi khuẩn được tốt hơn.

Tắm nước ấm: Khi mắc bệnh cúm, mẹ không nên tắm nước lạnh vì nó có thể khiến tình trạng cúm nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, hãy tắm nước ấm vì nó tốt cho cơ thể, giúp tăng cường lưu thông máu, đào thải độc tố giúp mẹ nhanh khỏi bệnh hơn.

Nghỉ ngơi đầy đủ và đúng cách: Khi bị cúm, mẹ bầu thường cảm thấy mệt mỏi, uể oải. Vì vậy, mẹ cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc để lấy lại sức khỏe. Nếu không ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi hợp lý, mẹ sẽ càng mệt mỏi hơn và bệnh cũng có thể lâu khỏi hơn.

Phương Anh

Tin nổi bật