Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thái Nguyên : Chương trình OCOP là động lực phát triển kinh tế nông thôn

(DS&PL) -

Sau hơn 3 năm triển khai Đề án “Mỗi xã một sản phẩm”, Chương trình OCOP tỉnh Thái Nguyên đã trở thành động lực để phát triển kinh tế vùng nông thôn, tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm, tạo ra nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân.

Với việc thực hiện hiệu quả các đề án phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tỉnh Thái Nguyên đã phát huy các tiềm năng, lợi thế của địa phương, tạo ra các sản phẩm OCOP đạt chất lượng cao, được thị trường tín nhiệm.  Sau chè và gạo Bao Thai được mặc định là đặc sản Thái Nguyên từ lâu nay. Thì thời gian gần đây Miến Việt Cường hiện được đánh giá là một trong "tứ quý" mới của xứ trà Thái Nguyên

Cơ sở sản xuất HTX miến Việt Cường

Người làm miến trước đây chỉ biết đến những sợi miến dài như chiếc nong, chiếc phên đan bằng tre thì nay sợi miến của HTX Việt Cường có thể dài hàng chục mét, tùy thuộc vào độ dài của dây chuyền. Với diện tích giàn phơi tự động 5.000m2 của HTX chẳng những giảm bớt nhân công, chi phí mà còn đặc biệt đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Các công nhân tại xưởng sản xuất chia sẻ nếu như trước đây phải cần hơn 10 lao động làm việc liên tục giữa trời nắng thì nay HTX chỉ cần 1 người chạy bột và 2 người chạy máy, tiết kiệm chi phí nhân công.

Các sản phẩm của HTX miến Việt Cường đạt OCOP 4 sao và OCOP 5 sao

Hiện, HTX có tất cả 4 sản phẩm chính là miến dong, miến khoai lang, miến sắn dây và miến tỏi đen đã được bày bán ở một số hệ thống siêu thị lớn trong cả nước. Đặc biệt, một số sản phẩm đã xuất khẩu sang các thị trường, như: Châu Âu, Thái Lan, Lào… Tất cả 4 sản phẩm miến của HTX miến dong Việt Cường đều vinh dự nhận chứng nhận OCOP từ 3 – 5 sao. Trong đó, miến dong đạt chứng nhận OCOP 5 sao cấp Quốc gia; miến sắn dây và miến tỏi đen đạt chuẩn OCOP 4 sao; miến khoai lang nhận chứng nhận OCOP 3 sao. Thời gian qua, HTX miến Việt Cường đã tranh thủ các chương trình, nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước để đầu tư mở rộng nhà xưởng, nâng cao chất lượng sản phẩm, các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, cải tiến mẫu mã, bao bì…

Chương Trình Ocop động lực phát triển cho huyện Đại Từ

Thực hiện Đề án phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, năm 2021, huyện Đại Từ đã thực hiện quy hoạch vùng sản xuất chè gắn với du lịch sinh thái tại 3 xã: Phú Xuyên, Hoàng Nông, La Bằng với quy mô 140ha; hỗ trợ người dân 560 triệu đồng để lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm cho gần 30ha chè, nâng tổng diện tích chè có lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm toàn huyện lên trên 1.400ha…

Cơ sở sản xuất HTX chè La Bằng

Chè Thái Nguyên từ lâu đã nổi tiếng khắp cả nước, trong đó nổi bật có vùng chè La Bằng, được rất nhiều thực khách mến mộ với vị trà thanh mát, đậm đà và ngọt hậu này.

La Bằng là một xã thuộc huyện Đại Từ - Thái Nguyên, nơi đây cách trung tâm thành phố chừng 35km về phía bắc và cách trung tâm huyện khoảng 4km. vùng đất này rất thích hợp cho cây chè phát triển tốt từ đó người dân nơi đây đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang cây chè, từ những búp chè tươi ngon giúp pha chế ra những tách trà đậm đà hương vị… đã khiến cho mảnh đât này trở nên đặc biệt hơn, nổi bật hơn với đặc sản chè La Bằng – chè Thái Nguyên.

Sản phẩm Thanh Hải Trà của HTX chè La Bằng đạt OCOP 4 sao

Trong nhiều năm qua, vùng chè La Bằng vẫn không ngừng phát triển và nổi tiếng khắp xa gần. Đặc biệt với sự hợp nhất các cơ sở trồng và sản xuất chè thành Hợp tác xã Chè La Bằng đã khiến cho thực khách gần xa càng thêm tin tưởng và yêu mến hơn sản phẩm chè đặc sản này.

Bà Nguyễn Thị Hải - Chủ tịch HĐQT của HTX chè La Bằng giới thiệu cơ sở sản xuất của HTX

Bà Nguyễn Thị Hải ở xóm Rừng Vần, xã La Bằng là một người dân trồng chè ở địa phương, từ lúc lớn lên đến nay đã quá nửa đời người gắn bó với loại cây này. Bà Hải đã ấp ủ việc nâng tầm thương hiệu cho cây chè ở địa phương, đó cũng là cách để nâng cao hiệu quả kinh tế của gia đình. Chính vì vậy, người phụ nữ nông dân này đã mày mò tìm hiểu hướng đi cho bản thân mình, mạnh dạn đứng lên hợp tác với những người anh, em, họ hàng dân và người dân trong vùng thành lập hợp tác xã để cùng đưa thương hiệu chè La Bằng lên tầm cao mới. tại xã La Bằng có một sản phẩm chè được công nhận tiêu chuẩn Ocop 4 sao, hai sản phẩm tiêu chuẩn 3 sao.

Huyện Võ Nhai kết nối đưa sản phẩm nông nghiệp vươn xa

Là huyện vùng cao duy nhất của tỉnh Thái Nguyên, Võ Nhai có 15 xã, thị trấn với dân số trên 69.000 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 70% Trong những năm gần đây, để bứt phá và khẳng định vị thế của địa phương, huyện Võ Nhai ưu tiên phát triển kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác xã (HTX) ưu tiên phát triển nông, lâm nghiệp, trong đó tập trung phát triển các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao mà huyện có lợi thế như: na, bưởi, ổi, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân và phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Sản phẩm na của HTX na La Hiên đạt OCOP 3 sao 

Không phải ngẫu nhiên mà La Hiên được coi là đất na. Bởi ở Thái Nguyên, na được trồng rải rác tại nhiều địa phương, nhưng chỉ có vùng đất La Hiên, na mới có được vị ngọt đậm, hương thơm khó quên không lẫn với bất cứ nơi nào. Na La Hiên quả to, múi căng, thưa hạt, bóc một lớp vỏ mỏng để lộ lớp cùi trắng ngần, bên trong là hạt nhỏ màu đen nháy, đưa vào miệng nếm thử có vị ngọt đậm đà, mùi hương cũng rất đặc trưng, đó không phải là một mùi thơm nức mũi mà nhẹ nhàng, dìu dịu, tinh khiết. Mùa na chín, thương lái từ khắp nơi tấp nập đổ về đây mua na tạo nên sự đông đúc, nhộn nhịp suốt dọc hai bên đường quốc lộ 1B, đoạn qua xã La Hiên.

Các thành viên của HTX thu hoạch na ở các vườn trên địa bàn HTX

Một trong những sản phẩm nông nghiệp có chất lượng của tỉnh Thái Nguyên là quả na Võ Nhai với diện tích trồng hơn 500 ha, sản lượng 5.000 tấn/năm, với giá bán dao động trong khoảng 18.000đ - 30.000đ/kg, Cây na trở thành cây trồng chính, được người dân ưu ái gọi là cây “thoát nghèo” hay cây “nông thôn mới” của vùng đất này. Cứ như vậy quả Na La Hiên vì thế mà theo chân thương lái đi về khắp các chợ lớn nhỏ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, xuôi về Thủ đô ngàn năm văn hiến, ra Quảng Ninh, Hải Phòng, và nhiều tỉnh thành trên cả nước. Sản phẩm “Na La Hiên” đã được cấp Nhãn hiệu tập thể và được chứng nhận sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) của tỉnh Thái Nguyên.

Hình ảnh các thương lái tập trung đông đúc, nhộn nhịp suốt dọc hai bên đường quốc lộ 1B, đoạn qua xã La Hiên

Tin nổi bật