Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nữ minh tinh màn bạc tử vong trong tình trạng không mặc đồ, loạt uẩn khúc chưa thể giải đáp sau nhiều thập kỷ

  • Mộc Miên
(DS&PL) -

Theo khám nghiệm hiện trường, dường như Marilyn Monroe đã tự sát, cô đã dùng quá liều thuốc an thần. Nhưng sau đó nhiều nghi vấn xuất hiện.

Làng giải trí thế giới không chỉ lấp lánh hào quang mà còn ẩn chứa vô số góc khuất. Trong số đó, những vụ ra đi đầy bí ẩn của các nghệ sĩ luôn là đề tài khiến công chúng tò mò, thậm chí ám ảnh suốt nhiều thập kỷ. Dù có những cuộc điều tra kỹ lưỡng, một số cái chết vẫn chưa có lời giải thỏa đáng, để lại vô vàn giả thuyết và tranh cãi với câu hỏi, đâu là sự thật?

Marilyn Monroe không chỉ là một nữ diễn viên và người mẫu nổi tiếng người Mỹ, bà còn được coi là một trong những "biểu tượng gợi cảm" nổi tiếng nhất thập niên 1950.

Một số người trong ngành giải trí thậm chí còn sáng tác riêng các bài hát và bức tranh, tạo hình điêu khắc chân dung của Marilyn Monroe sau khi bà qua đời. Trong suốt hơn 60 năm qua, di sản điện ảnh và thời trang của Marilyn vẫn còn sống mãi trong lòng khán giả, cũng như những hoài nghi về cái chết bí ẩn của bà. 

Marilyn Monroe

Huyền thoại Hollywood

Monroe sinh năm 1926. Từ nhỏ, Monroe đã phải lang thang khắp nơi vì bị cha bỏ rơi khi mới sinh ra. Trong khi đó, mẹ của Monroe mắc bệnh tâm thần. Nữ diễn viên lớn lên trong trong cảnh nghèo khó, bị gửi đến ở những gia đình khác nhau và cuối cùng được đưa đến trại trẻ mồ côi.

Ngay khi còn học cấp 3, Monroe đã là cô gái có nhan sắc nổi bật, tuy nhiên lúc đó bà chưa có ý định vào làng giải trí. Năm 1944, khi bà vào một nhà máy làm việc thì mới bắt đầu có duyên tiếp xúc với ngành công nghiệp giải trí. Khi đó, Monroe được một nhiếp ảnh gia phát hiện ra vẻ đẹp của bà và mong muốn đăng những bức ảnh của bà. Dĩ nhiên Monroe đã đồng ý.

Mãi tới năm 1948, Monroe mới chính thức bước chân vào lĩnh vực điện ảnh, tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau nên trong những bộ phim đầu tay bà đóng chỉ xuất hiện thoáng qua.

Vào tháng 5/1949, nhiếp ảnh gia Tom Kelley đã thuyết phục Marilyn Monroe chụp ảnh khỏa thân để có thêm thu nhập. Sau đó có người dùng những bức ảnh này để đe dọa và tống tiền nên Monroe đã bán ảnh lại cho tạp chí "Playboy" để làm trang bìa cho ấn bản đầu tiên phát hành. Sau đó ấn phẩm này gặt hái thành tích vô cùng ấn tượng: 50.000 bản được bán trên khắp nước Mỹ.

Sau đó, Monroe tham gia nhiều bộ phim, trong số đó phải kể tới "The Seven Year Itch" nổi tiếng với hành động che váy trắng kinh điển nhất của bà. Hình ảnh này trở thành một trong những hành động mà mọi người thường bắt chước nhưng không bao giờ vượt qua được.

Monroe tham gia nhiều bộ phim

Cái chết nhiều ẩn khuất

Giữa lúc sự nghiệp đang ở thời kỳ đỉnh cao, ngày 5/8/1962, thi thể Marilyn Monroe được phát hiện trong phòng ngủ nhà riêng ở Brentwood. Cô diễn viên 36 tuổi không mặc quần áo, nằm úp mặt. Khám nghiệm tử thi do bác sĩ Thomas Noguchi thực hiện cho biết Marilyn chết vì ngộ độc thuốc an thần (barbiturate poisoning) và kết luận nạn nhân "có lẽ tự tử".

Tuy nhiên, loạt nghi vấn lập tức được đưa ra. Loại thuốc ngủ để tự tử thường khiến người chết trong tư thế co quắp vì đau đớn bởi co giật và nôn mửa. Vậy mà Marilyn Monroe lại chết trong tư thế hai chân duỗi thẳng và đang gọi điện thoại. Cũng chẳng có chiếc cốc uống nước nào trong phòng ngủ. Do vậy các nhà điều tra và những người hâm mộ cô đã đưa ra rất nhiều giả thiết, trong đó có việc cô bị sát hại.

Những tài liệu mật của FBI đã chứng minh rằng, Marilyn đã tử vong trong kế hoạch đã định trước. Nhà làm phim người Australia, ông Philippe Mora cũng cho rằng cái chết của Monroe có liên quan đến một âm mưu. 

Hiện trường phòng ngủ của Monroe khi cảnh sát đến ngày 5/8/1962. Ảnh: Daily Mail

Những bí mật ngày càng bị chìm sâu khi những tài liệu mật của FBI chưa từng được công bố trọn vẹn. Thậm chí, đúng vào dịp 50 năm ngày mất của Monroe, toàn bộ hồ sơ vụ án này không cánh mà bay.

Nhân 50 năm ngày mất của Monroe, truyền thông yêu cầu FBI công bố hồ sơ về việc cơ quan này theo dõi cô. Song, FBI không đưa được câu trả lời nào và cuối cùng thừa nhận: Hồ sơ về Monroe không còn trong lưu trữ của FBI.

Một địa điểm khác có thể là nơi lưu giữ bộ hồ sơ này là Cơ quan Lưu trữ Liên bang (NARA), nhưng tại đó cũng không có bất cứ tài liệu nào của FBI theo dõi Monroe. Tại đây có gần 100 trang báo cáo, nhưng phần lớn bị chỉnh sửa nhiều.

Vào năm 1982, Trưởng công tố Los Angeles - Thomas Noguchi mở cuộc điều tra thứ hai và viết trong hồi ký của mình năm 1983 rằng, có lẽ không ai có thể hiểu hết bối cảnh về cái chết của Monroe. Theo ông này, chỉ có hồ sơ của FBI và các cuộc hỏi cung bạn bè của Monroe mới có thể giúp tìm ra sự thật. Vậy mà FBI lại "đánh mất" hồ sơ, nên các tin đồn càng khó kiểm chứng. 

Vì vậy, tới nay, dù đã hơn 60 năm trôi qua, cái chết của nữ minh tinh màn bạc Monroe vẫn là một bí ẩn. 

Tin nổi bật