Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thái Lan đẩy mạnh nhập khẩu lao động từ Việt Nam

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Thái Lan đang đẩy mạnh xem xét việc nhập khẩu lao động từ Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu thiếu lao động phổ thông khi tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN.

(ĐSPL) - Thái Lan đang đẩy mạnh xem xét việc nhập khẩu lao động từ Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu thiếu lao động phổ thông khi tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN.

Ảnh minh họa.

Thông tin từ Bộ Ngoại giao cho biết, từ tháng 3/2015, Việt Nam và Thái Lan sẽ tiến hành đàm phán liên ngành để sớm ký kết Biên bản ghi nhớ giữa hai Chính phủ về hợp tác lao động, với các nội dung hợp tác toàn diện về lao động, trong đó có việc hợp pháp hóa lao động Việt Nam tại Thái Lan.

Theo đó, phía Thái Lan sẽ tiến hành đăng ký, cấp phép cho lao động Việt Nam làm việc tại Thái Lan. Mục đích của việc Thái Lan đăng ký, cấp phép cho lao động Việt Nam là tạo thêm nguồn cung ứng lao động cho các ngành đang thiếu nhân công, tăng cường quản lý lao động nước ngoài, đồng thời bảo đảm lợi ích chính đáng cho người lao động Việt Nam tại Thái Lan, nhất là về mức lương tối thiểu, thời gian làm việc, chế độ nghỉ phép và bảo hiểm y tế.

Việc đăng ký này là bắt buộc, những đối tượng thuộc diện quy định nhưng không đăng ký sẽ bị coi là lao động bất hợp pháp.

Theo Nghị quyết về hướng quản lý lao động nước ngoài mang quốc tịch Việt Nam vừa được Nội các Thái Lan thông qua ngày 10/2, công dân Việt Nam nhập cảnh Thái Lan vì mục đích lao động trước ngày 10/2 có thể được cấp giấy phép lao động với thời hạn 1 năm, hưởng đầy đủ các quyền lợi như lao động Thái Lan, với điều kiện: có hộ chiếu Việt Nam; làm giúp việc tại gia hoặc lao động chân tay trong một số lĩnh vực như xây dựng, nghề cá, phục vụ tại nhà hàng; và được chủ lao động Thái Lan xác nhận nhu cầu tuyển dụng nhân công.

Bộ LĐ-TB&XH cho biết, năm 2015, mục tiêu của công tác xuất khẩu lao động là duy trì các thị trường truyền thống và mở rộng những thị trường có thu nhập cao. Ngoài Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Saudi Arabia… như trước đây, Bộ LĐ-TB&XH sẽ đẩy mạnh khai thác một số thị trường ở Trung Đông. Riêng thị trường Cộng hoà liên bang Đức, bên cạnh công việc dành phổ biến cho lao động Việt Nam là điều dưỡng viên chăm sóc người già, Bộ có thể mở rộng ra các ngành nghề khác.

Trong năm nay, Bộ LĐ-TB&XH tiếp tục nghiên cứu và mở rộng các thị trường có điều kiện làm việc và thu nhập tốt, ưu tiên lao động qua đào tạo, có trình độ như Nhật Bản, Hàn Quốc...

Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ochao cho biết, nước này sẽ thiếu 60.000 - 70.000 lao động phổ thông khi tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào đầu năm 2016 và Thái Lan đang đẩy mạnh xem xét việc nhập khẩu lao động từ Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu này. 

Cũng theo Thủ tướng Prayuth Chan-ochao, mặc dù đang nhập khẩu hàng triệu lao động phổ thông từ 3 nước giáp biên giới đường bộ là Campuchia, Lào và Myanmar, tuy nhiên Thái Lan vẫn luôn thiếu hụt lao động phổ thông. Lao động phổ thông Việt Nam được nhìn nhận là nguồn lao động tiềm tàng, đáp ứng mức độ tay nghề yêu cầu, tuy nhiên hiện phía Thái Lan đang tìm cách hợp pháp hóa những lao động Việt Nam đang làm việc tại nước này.

Đa số lao động phổ thông Việt Nam nhập cảnh Thái Lan qua hình thức du lịch và sau 30 ngày lại xuất nhập cảnh để tiếp tục được lưu trú tại Thái Lan, mà không thông qua hợp tác lao động chính thức.

Hiện có hàng chục ngàn lao động Việt Nam đang ở Thái Lan và nước này cho biết, sắp tới sẽ quản lý số lao động này một cách hệ thống và theo tiêu chuẩn chung của lao động phổ thông nước ngoài tại Thái Lan.


Tin nổi bật