Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thắc mắc về khoản thu mập mờ, một phụ huynh ở Trung Quốc bị đuổi khỏi nhóm lớp

  • Như Quỳnh
(DS&PL) -

Việc làm trên khiến vị phụ huynh hết sức hoang mang nên đã chia sẻ sự việc lên mạng. Hiện, phòng giáo dục địa phương này vẫn chưa lên tiếng về vụ việc này.

Tối 5/12, chia sẻ trên mạng xã hội, một phụ huynh lớp 7 Trường THCS Huy Huyện Thành Bắc (Tân Hương, Trung Quốc) cho biết bị đuổi khỏi nhóm lớp sau khi thắc mắc về học phí đào tạo cơ bản. Theo đó, giáo viên chủ nhiệm đã nhắn lên nhóm phụ huynh nội dung:

"Xin chào các phụ huynh, được sự chỉ đạo của cấp trên, tôi thông báo các khoản thu như sau: Phí đào tạo cơ bản 174,51 NDT (596.000 đồng) và sách bài tập 15 NDT (51.000 đồng), tổng cộng 189,51 NDT (648.000 đồng). Phụ huynh có thể thanh toán bằng Wechat, đỡ bận tâm việc con cầm theo tiền mặt đến trường. Hơn nữa, các khoản thu lẻ nên các con nộp tiền mặt khó trả lại". 

Sau thông báo trên, phụ huynh này đã thắc mắc: "Cô giáo cho tôi hỏi, phí đào tạo cơ bản 174,51 NDT (596.000 đồng) bao gồm những gì". Tuy nhiên, ngay lập tức phụ huynh bị giáo viên chủ nhiệm kích ra khỏi nhóm lớp.

Trả lời về vấn đề trên, sáng 6/12, đại diện nhà trường cho biết: "Để ngăn chặn tình trạng gian lận viễn thông và lừa đảo trên mạng xã hội, mỗi nhóm lớp có một robot. Trong quá trình trao đổi phụ huynh nhắc đến những từ nhạy cảm như "phí", "thanh toán", "chi phí" sẽ bị robot kích ra khỏi nhóm".

 Trường THCS Huy Huyện Thành Bắc (Tân Hương, Trung Quốc). Ảnh: Baidu.

Trước câu trả lời trên, nhiều người cho rằng sự việc quá vô lý: "Robot ngày nay mạnh quá, giáo viên được quyền thông báo với phụ huynh các khoản cần thanh toán. Nhưng, khi phụ huynh hỏi chi tiết về phí đào tạo, lại bị robot kích khỏi nhóm. Hệ thống tin nhắn của nhà trường rất tiên tiến". 

Một số phụ huynh khác cho rằng: "Tại sao khi giáo viên gửi thông tin về việc "thu phí", "thanh toán", robot không kích ra. Nhà trường phản hồi sự việc là để tránh lừa đảo không đúng sự thật". 

Về phía phụ huynh nói trên, người này cho biết, thông báo của nhóm lớp người kích ra là giáo viên chủ nhiệm: "Lịch sử trò chuyện ghi rõ giáo viên chủ nhiệm Châu đã kích bạn ra khỏi nhóm. Robot không biết nói, nên không thể chịu trách nhiệm". 

Sự việc này xảy ra đã khiến nhiều người bức xúc. Phần lớn cho rằng, phụ huynh này "chạm đến điểm đen" của trường là những khoản thu mập mờ không thể giải thích. 

"Nhóm phụ huynh là kênh giao tiếp quan trọng giữa gia đình và nhà trường. Do đó, phụ huynh nên cẩn trọng khi hỏi những vấn đề nhạy cảm. Còn giáo viên cũng nên tôn trọng phụ huynh, giải thích các thắc mắc đàng hoàng. Việc kích phụ huynh khỏi nhóm lớp, vì liên quan đến chuyện tài chính chỉ làm nhà trường khó xử", một phụ huynh bình luận. 

Hiện, phòng giáo dục địa phương này vẫn chưa lên tiếng về vụ việc này. 

Trước đó, một ông bố có con học lớp 3 tại trường Tiểu học Shangyin, thành phố Thấm Dương, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) cũng đã bị cô giáo đuổi ra khỏi nhóm chat chung. 

Được biết, vào tối hôm đó, giáo viên chủ nhiệm nhắn vào nhóm, nhắc phụ huynh cho con xem chương trình giáo dục và viết một báo cáo khoảng 300 chữ sau khi xem chương trình đó.

Trong khi một số phụ huynh đặt câu hỏi về bài tập, ông bố này lại gửi tin nhắn vào nhóm, than thở rằng "Cha mẹ lại có thêm bài tập về nhà". Không ngờ, không lâu sau, điện thoại di động của phụ huynh nhận được tin nhắn, cho biết anh đã bị giáo viên xóa khỏi cuộc trò chuyện nhóm.

Điều này khiến vị phụ huynh hết sức hoang mang nên đã chia sẻ sự việc lên mạng. Phòng giáo dục địa phương đã vào cuộc điều tra vụ việc này và hiện đang xử lý.

Sau khi đọc những bức xúc của các phụ huynh trên, nhiều người cũng bày tỏ quan điểm: bây giờ nhiều giáo viên sẽ giao một số cái gọi là "bài tập thực hành" nhưng nhiều bài lại quá khó đối với học sinh cấp tiểu học. Cuối cùng tất cả đều đổ lên đầu phụ huynh, gây thêm phiền phức.

Hành vi đuổi phụ huynh ra khỏi nhóm chat cũng rất bất lịch sự và có phần trịch thượng. Thay vì trao đổi riêng với phụ huynh, cô giáo đã chọn cách ứng xử thiếu chuẩn mực nhất.

Tuy nhiên, cũng có không ít phụ huynh đứng về phía giáo viên, cho rằng "bài tập thực hành" vốn dĩ là giao cho học sinh, thao tác dù khó đến đâu cũng nên để các em tự làm. Nhưng hiện nay nhiều bậc cha mẹ có quá nhiều "ham muốn thắng thua", cái gì cũng mong con mình đứng đầu, làm thay con, từ đó rước thêm bực bội vào người.

Và đôi khi nhà trường yêu cầu một số "bài tập thực hành", giáo viên chỉ truyền đạt tin tức, phụ huynh không cần phải trút giận lên thầy cô ngay trong nhóm chung như thế.

Như Quỳnh (T/h)

Tin nổi bật