Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tên cướp điện thoại bị CSGT tóm gọn vì... kẹt xe

(DS&PL) -

Phát hiện lực lượng chức năng, tên cướp lập tức quay đầu bỏ chạy. Tuy nhiên, đang giờ cao điểm, lượng phương tiện ùn ứ khiến đối tượng không thể trốn thoát và bị khống ch

Phát hiện lực lượng chức năng, tên cướp lập tức quay đầu bỏ chạy. Tuy nhiên, đang giờ cao điểm, lượng phương tiện ùn ứ khiến đối tượng không thể trốn thoát và bị khống chế...

Theo thông tin trên báo Công an nhân dân, ngày 10/5, tổ CSGT Đội Chợ Lớn (thuộc Phòng CSGT ĐB-ĐS-Công an TP Hồ Chí Minh) đã bàn giao Nguyễn Văn Khách (25 tuổi, ngụ phường 3, quận 4) cho Công an quận 8 để điều tra xử lý về hành vi “cướp giật tài sản”.

Theo báo Giao thông, trước đó, lúc 16h15 cùng ngày, Trung uý Nguyễn Phương Phúc đang trực chốt điều tiết giao thông tại khu vực chân cầu chữ Y (đường Nguyễn Biểu, Q.5); cùng hỗ trợ có anh Đinh Hoàng Bảo Duy (thuộc Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích Thanh niên Xung phong). Lúc này, Trung uý Phúc nghe tiếng người dân truy hô cướp và phát hiện một đối tượng nam giới nghi cướp giật điều khiển xe máy BKS: 52N4 - 9341 chạy với tốc độ cao lao xuống dốc cầu, theo hướng từ Q.8 về Q.5.

Chiếc xe của đối tượng và chiếc điện thoại tang vật - Công an TP HCM

Ngay lập tức, Trung uý Phúc cùng anh Duy ra chặn đầu đối tượng. Phát hiện lực lượng chức năng, nam thanh niên lập tức quay đầu bỏ chạy lên cầu chữ Y. Tuy nhiên, đang giờ cao điểm, lượng phương tiện ùn ứ khiến đối tượng không thể trốn thoát và đã bị Trung uý Phúc và anh Duy khống chế tại ngã 3 Nguyễn Biểu – Cao Đạt (Q.5).

Qua truy xét, nam thanh niên khai nhận vừa giật điện thoại của chị L. (SN 1992, quê Bình Định, ngụ tại P.3 Q.8) trước đó tại ngã 3 Phạm Thế Hiển – Nguyễn Thị Tần (P.2, Q.8).

Điều 136. Tội cướp giật tài sản (Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009):

1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;

g) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

h) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;

b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo

Tổng hợp

Tin nổi bật