Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tây Giang Group- "tay chơi" mới trong cuộc đua bất động sản

(DS&PL) -

Mặc dù lỗ liên tục trong 3 năm tài chính, Tây Giang Group cùng nhóm doanh nghiệp cùng hệ sinh thái vẫn mạnh tay đầu tư trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là bất động sản.

Mặc dù lỗ liên tục trong 3 năm tài chính, Tây Giang Group cùng nhóm doanh nghiệp cùng hệ sinh thái vẫn mạnh tay đầu tư trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là bất động sản.

Một dự án khoáng sản của Tây Giang Group (Ảnh: Tây Giang Group)

Công ty CP Tập đoàn công nghiệp Tây Giang (Tây Giang Group) là tập đoàn hoạt động mạnh mẽ trong lĩnh vực  khoáng sản, có tiếng tại Cao Bằng. Đơn vị này còn có chi nhánh hoạt động ở các tỉnh miền núi phía Bắc như: Hà Giang, Yên Bái.

Được thành lập từ tháng 9/2010, Tây Giang hiện đăng ký địa chỉ trụ sở chính tại phường Sông Bằng, TP.Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện theo pháp luật là ông Phạm Thanh Lâm. Cập nhật tới tháng 3/2016, 2 cổ đông cá nhân chi phối tập đoàn gốc Cao Bằng là bà Trần Thị Tuyết (SN 1969) – nắm 84% và ông Phạm Thanh Lâm (SN 1961) – sở hữu 10%. Bà Trịnh Thị Tuyết là Người đại diện theo pháp luật công ty. Trong khi đó, ông Phạm Thanh Lâm nắm vị trí Chủ tịch HĐQT.

Theo giới thiệu trên trang chủ, Tây Giang Group đang đầu tư vào loạt dự án khai khoáng có công suất hàng nghìn tấn/năm như: Dự án đầu tư nhà máy sản xuất chì kim loại điện giải (gồm 4 phân xưởng, công suất 10.000 tấn/năm, tổng mức đầu tư 720 tỷ đồng, tại Hà Giang); Dự án nhà máy sản xuất Ferromangan – silicomangan (công suất 60.000 tấn/năm, tổng mức đầu tư 2.051 tỷ đồng, tại Bắc Kạn); Dự án nhà máy sản xuất chì kim loại Bắc Kạn (công suất 20.000 tấn/năm, tổng mức đầu tư 1.264,4 tỷ đồng).

Thế nhưng, ít người biết, Tây Giang Group còn là “tay chơi” mới trong lĩnh vực bất động sản. Trong đó phải kể đến dự án chung cư Discovery Complex Hoàng Quốc Việt.

"Tay chơi" mới trong cuộc đua bất động sản

Theo tìm hiểu, dự án Discovery Complex (số 254 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội) sở hữu vị trí đắc địa nằm ở cửa ngõ phía tây của Hà Nội, một mặt tiếp giáp với đường Hoàng Quốc Việt và một mặt tiếp giáp với đường Phạm Văn Đồng.

Ban đầu, chủ đầu tư dự án là CTCP Doanh nghiệp trẻ Hà Nội (nay là CTCP Familia), từng được biết tới là thành viên của CTCP Đầu tư Xây dựng Phát triển thương mại Kinh Đô.

Tháng 4/2017, 99,79% vốn của CTCP Familia thuộc sở hữu của CTCP Đầu tư xây dựng và bất động sản HQV - pháp nhân có nhiều liên hệ tới bà Trịnh Thị Hà (SN 1979)- CEO kiêm Người đại diện theo pháp luật của Familia từ tháng 1/2017.

Động thái “đổi chủ” càng được thể hiện rõ ràng hơn khi CTCP Veracity – đơn vị khác có liên hệ tới bà Trịnh Thị Hà, giới thiệu là chủ đầu tư dự án Discovery Complex Hoàng Quốc Việt.   

Được biết, nữ doanh nhân Trịnh Thị Hà lẫn Veracity đều nằm trong hệ sinh thái của CTCP Tập đoàn công nghiệp Tây Giang.

Chưa dừng lại ở đó, tháng 8/2019, Veracity gây bất ngờ khi công bố là chủ mới dự án nhà ở cao tầng kết hợp dịch vụ thương mại - Summit Building (vị trí tại thửa B, khu đất số 216 đường Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) từ tay Liên danh Công ty TNHH Hoa Phượng Thăng Long Hà Nội và Công ty TNHH Thương mại đầu tư bất động sản 216.

Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 791,8 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Veracity cũng là chủ đầu tư dự án Chung cư DLC Complex tọa lạc tại số 199 Nguyễn Tuân, Hà Nội.

Hiện, bà Trịnh Thị Hà còn đang đứng tên tại CTCP Phát triển Đầu tư Xây dựng Bách Giang – DCI, chủ dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật KĐT mới phía Đông huyện Văn Giang (Hưng Yên), với quy mô 50 ha.

Tháng 9/2019, liên danh CTCP Tập đoàn Công nghiệp Tây Giang – CTCP Xây lắp điện I là nhà đầu tư duy nhất trúng sơ tuyển tại Dự án Phát triển đô thị số 4A1. Dự án có quy mô 69,74 ha, tổng vốn đầu tư gần 900 tỷ đồng, tọa lạc tại phường Đề Thám, TP.Cao Bằng.

Hệ sinh thái đa dạng của Tây Giang

Không chỉ lấn sân sang bất động sản, Tây Giang còn được biết đến với "hệ sinh thái" đa dạng với hàng loạt công ty con sở hữu các dự án khai khoáng có công suất lên đến hàng nghìn tấn/năm.

Trong số đó phải kể đến CTCP Khoáng sản Tây Giang Bắc Kạn (Tây Giang Bắc Kạn) – chủ đầu tư Dự án đầu tư cải tạo Nhà máy luyện gang Bắc Kạn tại địa chỉ xã Cẩm Giàng, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.

Một thành viên khác của Tây Giang Group là Công ty TNHH Cốc hóa Tây Giang (Cốc hóa Tây Giang) cũng hoạt động tích cực trong lĩnh vực khai khoáng.

Tháng 6/2015, pháp nhân này ký kết hợp đồng hợp tác đầu tư với CTCP Đầu tư Địa Việt (Địa Việt) hợp tác đầu tư góp vốn thực hiện, khai thác, chia sẻ lợi nhuận phát sinh từ Dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất than cốc công suất 600.000 tấn/năm, tại Khu Công nghiệp Bình Vàng, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.

Giám đốc kiêm người đại diện của Địa Việt từng do bà Trịnh Thị Hà nắm giữ nhiều năm liền.

Ngoài ra, theo giới thiệu trên trang chủ, Tây Giang Group đang đầu tư vào loạt dự án khai khoáng như: Dự án đầu tư nhà máy sản xuất chì kim loại điện giải (gồm 4 phân xưởng, công suất 10.000 tấn/năm, tổng mức đầu tư 720 tỷ đồng, tại Hà Giang); Dự án nhà máy sản xuất Ferromangan – silicomangan (công suất 60.000 tấn/năm, tổng mức đầu tư 2.051 tỷ đồng, tại Bắc Kạn); Dự án nhà máy sản xuất chì kim loại Bắc Kạn (công suất 20.000 tấn/năm, tổng mức đầu tư 1.264,4 tỷ đồng).

Không chỉ có bất động sản và khai khoáng, Tây Giang Group còn có các khoản đầu tư vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Theo tìm hiểu, Cốc hóa Tây Giang từng nắm nhiều triệu cổ phiếu của một nhà băng cổ phần. Đáng chú ý, nhà băng cũng là nhà tài trợ tín dụng cho nhiều dự án khai khoáng của TG Group.

Tây Giang là doanh nghiệp tặng chiếc ô tô trị giá hơn 3,7 tỷ đồng cho Công an tỉnh Cao Bằng năm 2016 khiến dư luận xôn xao thời gian trước. Cụ thể, đơn vị đã tặng chiếc ô tô Toyota Land cruiser 7 chỗ cho Công an tỉnh Cao Bằng.

Bạch Hiền 

Tin nổi bật