Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tây Du Ký: Vì sao Na Tra thái tử có "3 đầu 6 tay" nhưng vẫn bại trận trước Tôn Ngộ Không?

(DS&PL) -

Được đánh giá ngang ngửa về sức mạnh, thậm chí còn từng "hành" Tôn Ngộ Không một phen suýt bỏ mạng nhưng cuối cùng Na Tra thái tử vẫn phải chấp nhận thất bại.

Được đánh giá ngang ngửa về sức mạnh, thậm chí còn từng "hành" Tôn Ngộ Không một phen suýt bỏ mạng nhưng cuối cùng Na Tra thái tử vẫn phải chấp nhận thất bại.

Trong truyền thuyết cả Na Tra và Tôn Ngộ Không đều là những nhân vật có pháp lực cao siêu, có thể nói là "một 9 một 10", ngang tài ngang sức nhau. Nếu Tôn Ngộ Không dám đại náo Thiên Cung, kinh động tới Ngọc Hoàng thì Na Tra thái tử cũng "không vừa" khi dám xuống Long Cung làm loạn. 

Được biết, sau khi Na Tra đại náo Long Cung, cả gia đình Lý Tịnh đã bị Tứ Hải Long Vương giữ lại để "hỏi chuyện". Na Tra khi ấy quyết định đổi mạng trả cha mẹ. Sau khi chết, hồn của thái tử đã lập tức bay về với Thái Ất Chân Nhân, được người hoán thân tráo cốt vào cây sen, nhờ vậy mà Na Tra đã sống lại.

Na Tra và Tôn Ngộ Không đều là những nhân vật có pháp lực cao siêu. 

Sau lần "chết đi sống lại" này, Na Tra thái tử thậm chí còn lợi hại hơn trước. Thái tử có thêm 3 bảo bối cực lợi hại đó là Vòng Càn Khôn, Hỗn Thiên Lăng và Phong Hỏa Luân. Chưa hết, Na Tra còn có thêm khả năng biến hoá "3 đầu 6 tay", đao thương bất nhập.

Theo đó, khi giao đấu với Tôn Ngộ Không, Na Tra từng ra đòn cực mạnh, "hành" Ngộ Không một phen suýt bỏ mạng nhưng cuối cùng vẫn phải chấp nhận thất bại. Lý giải về điều này, các nhà phân tích cho rằng nguyên nhân đầu tiên là bởi sự nhanh nhạy và khôn ngoan của Tôn Ngộ Không. 

Nếu đấu về lực 2 bên ngang tài ngang sức thì đấu về trí, Ngộ Không lại nhỉnh hơn hẳn Na Tra. Bởi vậy, nhân lúc Na Tra không để ý, Tôn Ngộ Không đã biến hoá ra nhiều phiên bản của mình để làm đối thủ rối trí. Sau đó, Ngộ Không âm thầm tiếp cận và giáng 1 đòn khiến Na Tra choáng váng.

Nguyên nhân thứ 2, dù pháp lực ngang nhau nhưng nếu đặt lên bàn cân có thể thấy Tôn Ngộ Không có nhiều tiềm năng phát triển hơn. Cụ thể, Tôn Ngộ Không vốn là truyền nhân của Bồ Đề Tổ Sư, còn Na Tra thái tử là đệ tử của Thái Ất Chân Nhân. Dù đều là những nhân vật nổi tiếng nhưng so với một Bồ Đề Tổ Sư khiến cả Phật Tổ Như Lai cũng phải nể thì Thái Ất Chân Nhân vẫn còn thua nhiều phần. Bởi vậy mà pháp thuật 2 vị sư phụ dạy cho đệ tử chắc chắn cũng sẽ có sự khác biệt.

Dù là "kỳ phùng địch thủ" nhưng cả 2 nhân vật lại có nhiều điểm chung và sau này có quan hệ khá tốt. 

Một lý do nữa tạo nên sự chênh lệch giữa Ngộ Không và Na Tra đó là Ngộ Không vốn là con khỉ sinh ra bởi trời đất nên hầu như mọi việc hắn đều phải tự lực cánh sinh. Ngay cả việc tu hành, Ngộ Không cũng chỉ nhận được một vài lời chỉ dẫn, còn lại là tự mình tìm tòi, học hỏi và lĩnh hội. Trong khi đó, Na Tra thái tử vốn xuất thân đã cao quý, lại được Thái Ất Chân Nhân nhận dạy dỗ từ nhỏ, dù cũng chăm chỉ nhưng vẫn có phần không sánh được với bản lĩnh của Ngộ Không. 

Cuối cùng, thời điểm Tôn Ngộ Không và Na Tra giao đấu là khi Tề Thiên Đại Thánh xưng vương, đại náo Thiên Cung, tìm kiếm một sự công nhận. Trong khi đó, Na Tra đã nhiều năm làm thần tiên. So với một người đang mong muốn giành được danh vọng thì một thần tiên vốn an phận như Na Tra khó có thể lường hết những nước đi của Tôn Ngộ Không. 

Tuy là "kỳ phùng địch thủ" nhưng thực tế, quan hệ giữa Na Tra và Tôn Ngộ Không lại khá tốt. Trong Tây Du Ký, có lẽ chỉ duy nhất Na Tra là không bao giờ kiêng dè tránh né, thậm chí còn hay giúp đỡ và được Ngộ Không tin tưởng nhất trên Thiên Đình.

Minh Hạnh (T/h)

Tin nổi bật