Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tây Du Ký: Vì sao trong 3 đồ đệ phò tá Đường Tăng đi lấy kinh chỉ có duy nhất Tôn Ngộ Không được phong thành Phật?

(DS&PL) -

Cả 3 đồ đệ của Đường Tăng đều có nhiều cống hiến, đóng góp trong suốt chặng đường đi thỉnh kinh nhưng chỉ có duy nhất 1 mình Tôn Ngộ Không được phong thành Phật.

Cả 3 đồ đệ của Đường Tăng đều có nhiều cống hiến, đóng góp trong suốt chặng đường đi thỉnh kinh nhưng chỉ có duy nhất 1 mình Tôn Ngộ Không được phong thành Phật.

Sau hành trình 14 năm dài đằng đẵng đi thỉnh kinh, vượt qua nhiều kiếp nạn, cuối cùng thầy trò Đường Tăng cũng đã tới được Tây Trúc, hoàn tất tu luyện. Trong suốt hành trình này, 3 đồ đệ của Đường Tăng là Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Tăng đã lần lượt bộc lộ nhiều đức tính tốt nhưng lại chỉ có 1 người được Phật Tổ Như Lai phong thành Phật, đó là đại sư huynh Tôn Ngộ Không.

3 đồ đệ của Đường Tăng đều có nhiều đóng góp nhưng chỉ có Tôn Ngộ Không được phong làm Phật. 

Đối với những người từng đọc truyện và xem phim Tây Du Ký, Tôn Ngộ Không là nhân vật nổi bật và được nhắc tới nhiều nhất bởi bản lĩnh hơn người, thông thạo 72 loại phép thuật thần thông, không sợ trời không sợ đất. Tuy nhiên, chỉ với những điều đó chắc chắn không đủ để Tôn Hành Giả được sắc phong Phật. Nguyên nhân được giải thích là bởi trong 3 huynh đệ, Tôn Ngộ Không là người có đủ phẩm chất và học hỏi được nhiều điều nhất trên hành trình thỉnh kinh.

Nếu như trước đây, Tôn Ngộ Không từng ngông cuồng, cao ngạo tới mức dám đại náo, làm loạn cả Thiên cung khiến Ngọc Hoàng nổi giận, cử Phật Tổ Như Lai tới trừng trị hắn thì sau thời gian đi theo phò tá Đường Tăng, Tôn Ngộ Không đã có nhiều thay đổi rõ rệt.

Cụ thể, khi đến chân núi Linh Sơn, 4 thầy trò Đường Tăng đã gặp Kim Đỉnh Đại Tiên. Tại đây, Kim Đỉnh Đại Tiên ngỏ ý muốn đưa tiễn 4 thầy trò một đoạn nhưng Tôn Ngộ Không lại từ chối, nói rằng đã tới đây nhiều lần nên thuộc đường rồi. 

Tuy nhiên, Kim Đỉnh Đại Tiên lại nói rằng những lần trước tới Linh Sơn, Tôn Ngộ Không chỉ toàn cưỡi mây nhưng giờ phải đi bộ, chưa chắc hành giả đã thuộc đường. Nếu là con khỉ cao ngạo, kiêu căng như trước, chắc chắn Tôn Ngộ Không sẽ "nổi đoá", không chấp nhận bị nói như vậy. Thế nhưng, giờ đây, Ngộ Không đã điềm đạm, biết nghĩ trước nghĩ sau, lễ phép đáp: "Phải. Lão Tôn đã tới đây mấy lần, nhưng toàn đi mây về gió, chưa hề đặt chân tới đất. Nếu có đường dưới đất, phải phiền ngài dẫn mới xong".

Chỉ một chi tiết như vậy, Tôn Ngộ Không đã thể hiện mình là một người khiêm tốn, biết nhận ra cái thiếu sót của mình để học hỏi, sửa đổi. Bên cạnh đó, điều này cũng cho thấy Tôn Ngộ Không đã biết nhìn nhận và tôn trọng những người tài giỏi hơn mình và thể hiện lòng thành với người đó. Trong trường hợp này, Ngộ Không biết mình không thông thạo đường đi lối về như Kim Đỉnh Đại Tiên nên đã lễ độ nhờ người chỉ dẫn. 

Sau đó, khi tới bến Lăng Vân, 4 thầy trò tiếp tục phải trải qua một thử thách nữa đó là bước qua cây cầu gỗ mộc đơn sơ, phía dưới là nhìn thấy một dòng nước cuồn cuộn, sóng vỗ tung trời, rộng tới tám chín dặm. 

Tôn Ngộ Không sau chặng đường thỉnh kinh đã học hỏi được nhiều điều, không còn ngông cuồng, cao ngạo như trước. 

Lúc này, Tôn Ngộ Không đã ra sức động viên sư phụ và các sư đệ bước qua cây cầu này để có thể thành chính quả. Tuy nhiên, Trư Bát Giới thấy cảnh tượng trước mắt, không những không dám đặt chân lên cầu mà còn muốn dùng phép thuật cưỡi mây đi qua. Điều này đã khiến Bát Giới lộ rõ sự nhát gan. Bởi vậy, dù đã vượt qua bến Lăng Vân, Trư Bát Giới cũng không thể được phong thành Phật. 

Tiếp đó, sau khi qua bến Lăng Vân, thoát khỏi phàm thai, Đường Tăng đã cảm tạ 3 đồ đệ vì đã giúp đỡ, bảo vệ mình trong suốt chặng đường vừa qua. Lúc này, Tôn Ngộ Không chỉ đáp: ""Hai bên chẳng phải tạ ơn nhau, bởi cả hai cùng giúp nhau đấy chứ. Chúng con nhờ sư phụ được giải thoát, mượn đường lối tu hành, may thành chính quả. Còn sư phụ nhờ chúng con hộ vệ mà giữ giáo Già Lam, thoát khỏi thai phàm".

Lời nói này một lần nữa cho thấy Ngộ Không đã từ bỏ mọi cuồng vọng, kiêu ngạo, biết sống khiêm nhường, coi việc giúp đỡ người khác cũng như giúp đỡ chính mình. Những phẩm chất này đã khiến Tôn Ngộ Không từ một con khỉ kiêu căng, ngông cuồng trở nên trầm tính, biết suy nghĩ hơn. Chính bởi cân nhắc kỹ những điều này, Phật Tổ Như Lai mới phong Tôn Ngộ Không lên làm Phật. 

Minh Hạnh (T/h)

Tin nổi bật