Tây Du Ký là một trong tứ đại danh giác của Trung Quốc, do tác giả Ngô Thừa Ân sáng tác. Trong đó, nội dung tác phẩm xoay quanh hành trình thỉnh kinh, vượt qua nhiều kiếp nạn gian khổ của 4 thầy trò Đường Tăng trước khi tu thành chính quả.
Tây Du Ký đã trở thành nguồn cảm hứng cho các nhà làm phim Trung Quốc và nhiều lần được chuyển thể thành phim với những phiên bản khác nhau, bao gồm cả bản điện ảnh và bản truyền hình. Trong đó, phiên bản phim Tây Du Ký 1986 do đạo diễn Ngô Thừa Ân thực hiện được đánh giá là phiên bản thành công nhất của Tây Du Ký. Bám sát cốt truyện gốc cùng với cách làm phim thông minh, sáng tạo, Tây Du Ký 1986 đã gây tiếng vang lớn không chỉ ở Trung Quốc mà còn trong khu vực. Bộ phim đã được chiếu đi chiếu lại khoảng 3.000 lần trong 35 năm qua và vẫn được khán giả đón nhận.
Tây Du Ký 1986 được đánh giá là phần phim thành công nhất được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên.
Phiên bản Tây Du Ký 1986 thành công như vậy nhưng phần 2 của phiên bản này, được công chiếu năm 2000, lại không được đón nhận quá nhiều dù cùng do đạo diễn Dương Khiết chỉ đạo sản xuất.
Được biết, Dương Khiết quyết định làm tiếp phần 2 cho Tây Du Ký 1986 vào năm 1998, khoảng 10 năm sau khi phần phim đầu tiên được phát sóng. Khi ấy, nhiều người cho rằng dù đã có kinh phí lớn và được đầu tư hơn nhưng phần 2 Tây Du Ký 1986 lại có chất lượng kém hơn.
Nguyên nhân là bởi ban đầu, đạo diễn Dương Khiết chỉ muốn quay nốt 5 tập phim còn thiếu trong phiên bản 1986. Thế nhưng, trong quá trình ghi hình, Tây Du Ký phần 2 liên tục thêm vào những nội dung mới, khiến mỗi một tập phim đều không còn là một câu chuyện hoàn chỉnh nữa. Điều này đã khiến rất nhiều người cảm thấy không còn quen thuộc với bộ phim.
Dù cùng do đạo diễn Dương Khiết chỉ đạo sản xuất nhưng phần 2 Tây Du Ký 1986 lại không thành công như phần 1.
Bên cạnh đó, đã 10 năm kể từ khi Tây Du Ký 1986 phần 1 ghi hình, bởi vậy, dàn diễn viên cũng đã có tuổi và không còn độ linh hoạt như trước khi đóng các cảnh phim hành động. Đây cũng là một lý do khiến chất lượng diễn xuất của diễn viên trong phần 2 bị đánh giá thấp hơn.
Về mặt thiết kế, trong Tây Du Ký 1986, các cảnh võ thuật hầu hết đều kết hợp các yếu tố biểu diễn nghệ thuật như vũ đạo, hí khúc,… mang đến cho khán giả một cảm giác duy mỹ. Còn phần 2, cảnh võ thuật lại theo phong cách phim hành động Hong Kong của cuối thế kỷ trước nên có phần khién khán giả cảm thấy không mấy hài lòng.
Cuối cùng, thời gian ghi hình 2 phần phim cũng có sự khác biệt rõ rệt. Trong phần 1 Tây Du Ký 1986, đoàn làm phim phải mất tới 6 năm trời mới có thể hoàn thành bộ phim. Thế nhưng sang tới phần 2, quá trình sản xuất chỉ vỏn vẹn trong 1 năm. Như vậy là đủ thấy Tây Du Ký phần 2 không được đầu tư nhiều bằng phần 1. Bởi vậy, không có gì quá ngạc nhiên khi Tây Du Ký phần 2 bị đánh giá thua xa phần 1.
Minh Hạnh (T/h)