Bên cạnh chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa, Triều Tiên cũng có những bước thúc đẩy nghiên cứu tàu ngầm nhằm nâng cao sức mạnh hải quân của đất nước.
Là một quốc gia nằm trên bán đảo, Triều Tiên có truyền thống hải quân lâu đời mặc dù bị kẹp giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Lực lượng Hải quân Triều Tiên (KPN) được cho là có khoảng 60.000 binh sĩ - ít hơn 1/20 so với lực lượng trên mặt đất của quân đội nhân dân Triều Tiên (KPA).
Một số lượng lớn các thủy thủ này phục vụ trong hạm đội tàu ngầm của KPN, là một trong những đội tàu lớn nhất thế giới. Năm 2001, nhà phân tích Joseph Bermudez ước tính rằng KPN đang duy trì hoạt động của khoảng 52 – 67 tàu ngầm diesel-điện.
Một trong những tàu ngầm của hải quân Triều Tiên. Ảnh: Getty |
Theo đó, đội tàu ngầm của Triều Tiên bao gồm 4 tàu ngầm lớp Whisky do Liên Xô cung cấp và 77 tàu ngầm lớp Romeo do Trung Quốc hỗ trợ. 7 tàu ngầm lớp Romeo đã được chuyển giao lắp ráp, trong khi phần còn lại được giao dưới dạng đóng bộ.
Mỗi chiếc Romeo nặng tới 1.830 tấn khi ngập nước, có tốc độ tối đa 13 hải lý (24km) và được điều hành bởi phi hành đoàn 54 thủy thủ. Tàu ngầm Romeo được trang bị 8 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm. Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã từng có một chuyến đi ngắn trên tàu ngầm này vào năm 2014.
Mặc dù có những sự chứng thực như vậy, các tàu ngầm Triều Tiên thường được xem là lỗi thời và đang bị loại bỏ dần. Năm 2015, Lầu Năm Góc tin rằng Bình Nhưỡng có 70 tàu ngầm không rõ loại đang hoạt động. Một báo cáo đa quốc gia về việc đánh chìm tàu hộ tống Hàn Quốc ROKS Cheonan nói rằng KPN đã khai thác 2 tàu ngầm lớp Romeo, 4 tàu ngầm ven biển lớp Sang-O (“Shark”) và 10 tàu ngầm lớp Yono.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un trong một chuyến thị sát tàu ngầm năm 2014. Ảnh: Getty |
Tàu ngầm mới nhất của Triều Tiên sử dụng thiết kế khác, được gọi là tàu ngầm đạn đạo tên lửa Sinpo hoặc Gorae (“Cá voi” hay SSB). SSB dường như pha trộn bí quyết tàu ngầm từ các lớp trước với công nghệ phóng từ tàu ngầm tên lửa đạn đạo từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Triều Tiên đã nhập khẩu một số tàu sân bay hạng nhỏ trong những năm 1990, có vẻ như dùng cho mục đích tháo dỡ. Cả hai lớp Golf và Gorae đều có các ống tên lửa trong buồm của tàu ngầm. Các ống được cho là có ý nghĩa đối với tên lửa đạn đạo tàu ngầm Pukkuksong-1 (“Polaris”) hiện đang được phát triển.
Nếu thành công, một lực lượng nhỏ các tàu ngầm Gorae có thể cung cấp khả năng tấn công mạnh mẽ, hiệu quả, tạo cơ hội trả đũa ngay cả khi đối mặt với một cuộc tấn công ưu tiên lớn.
Sự phụ thuộc của Triều Tiên vào tàu ngầm cho thấy một thực tế khắc nghiệt đối với đất nước này: lực lượng hải quân và không quân của Mỹ hay Hàn Quốc hiện nay đều vượt trội hơn rất nhiều so với những gì Bình Nhưỡng đang có. Mặc dù có khả năng tối thiểu so với các hạm đội tàu ngầm của những quốc gia khác, Triều Tiên vẫn có thể đạt được nhiều ưu thế, chủ yếu là về số lượng khi thực sự xảy ra xung đột.
PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo National Interest)