Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tập đoàn Nhật Bản thâu tóm mảng máy bay thương mại cỡ nhỏ của Bombardier

(DS&PL) -

Thương vụ này là một phần trong nỗ lực của hãng nhằm hiện thực hóa dự án phát triển máy bay chở khách nội địa đầu tiên của Nhật Bản.

Thương vụ này là một phần trong nỗ lực của hãng nhằm hiện thực hóa dự án phát triển máy bay chở khách nội địa đầu tiên của Nhật Bản.

Ngày 2/6, tập đoàn Mitsubishi Heavy Industries Ltd (Nhật Bản) thông báo đã hoàn tất việc mua lại mảng chế tạo máy bay thương mại cỡ nhỏ của tập đoàn công nghiệp Bombardier Inc (Canada).

Thương vụ trị giá 550 triệu USD này đã được hoàn tất trong ngày 1/6 theo đúng lộ trình.

Mitsubishi Heavy Industries Ltd cũng đã thiết lập công ty mới tại Montreal, Canada, để tiếp quản các dịch vụ bảo trì và khách hàng trong mảng kinh doanh máy bay chở khách cỡ nhỏ của Bombadier.

Tập đoàn của Nhật Bản hy vọng có thể tận dụng nhóm kỹ sư và mạng lưới bán hàng của Bombardier chủ yếu tại Bắc Mỹ, một trong những thị trường lớn nhất của máy bay khu vực.

Một máy bay SpaceJet cất cánh tại sân bay Nagoya ở Nhật Bản. Ảnh: asia.nikkei.com

Được biết, kể từ năm 2013, Mitsubishi Aircraft Corp - một công ty con của Mitsubishi Heavy Industries Ltd, đã liên tiếp phải hoãn việc bàn giao dòng máy bay Mitsubishi SpaceJet do thay đổi thiết kế và các vấn đề liên quan đến nguồn cung phụ tùng.

Diễn biến ngược lại, hồi tháng 4, Tập đoàn chế tạo máy bay Boeing của Mỹ tuyên bố sẽ rút khỏi thương vụ trị giá 4,2 tỷ USD thâu tóm Embraer của Brazil - hãng chế tạo máy bay dân dụng lớn thứ 3 thế giới.

Theo New York Times, Boeing thông báo rút khỏi thỏa thuận này trong bối cảnh hãng chế tạo máy bay hàng đầu của Mỹ đang bị Ủy ban châu Âu (EC) điều tra về vi phạm luật chống độc quyền trong kế hoạch liên doanh này và vụ kiện có thể khiến Boeing chịu mức tiền phạt lên đến 100 triệu USD.

EC đưa ra nhận định rằng “giao dịch này có thể loại Embraer khỏi vị trí nhà cạnh tranh toàn cầu lớn thứ 3 thế giới trong ngành chế tạo máy bay thương mại”.

Thỏa thuận nếu được ký kết, sẽ giúp Boeing kiểm soát cánh tay máy bay thương mại của Embraer, khiến Boeing phát triển mạnh hơn nữa trong ngành hàng không vũ trụ thương mại để cạnh tranh tốt hơn với đối thủ ở châu Âu- Airbus. Về phần mình, Airbus đã có cổ phần trong cái gọi là chương trình máy bay chở khách A220 Bombardier của Canada.

Vũ Đậu (T/h)

Tin nổi bật