Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tập đoàn Đèo Cả: 39 năm song hành cùng ngành Giao thông vận tải

  • Nguyễn Lâm
(DS&PL) -

Với gần 40, Đèo Cả đã trở thành thương hiệu dẫn đầu trong ngành giao thông với năng lực toàn diện, từ đầu tư, xây lắp hạ tầng, quản lý vận hành, khai thác dự án.

Với gần 40 năm gây dựng với tiền thân là Xí nghiệp Sản xuất xây dựng, xây lắp điện Hải Thạch thành lập năm 1985, đến nay, Đèo Cả đã trở thành thương hiệu dẫn đầu trong ngành giao thông với năng lực toàn diện, từ đầu tư, xây lắp hạ tầng, quản lý vận hành, khai thác dự án.

Giao thông là được ví như mạch máu trong cơ thể của một nền kinh tế. Nếu mạch máu này còn nghẽn ở đâu thì khó có thể phát huy được sức mạnh của nền kinh tế. Điều này đã được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc đi nhắc lại tại các cuộc họp thúc đẩy loạt dự án giao thông trọng điểm, đó là “giao thông đi trước mở đường", "đường mở đến đâu, dân giàu đến đó".

Giao thông là được ví như mạch máu trong cơ thể của một nền kinh tế

Những năm qua, hệ thống giao thông đường bộ của đất nước đã dần hình thành theo hướng hiện đại. Nổi bật là cao tốc Bắc - Nam và hệ thống đường vành đai các đô thị lớn, trong đó có Hà Nội và TP.HCM. Giao thông phát triển với tinh thần “đi trước mở đường”, đường mở tới đâu phồn vinh tới đó. Đột phá chiến lược về hạ tầng giao thông là lựa chọn đúng đắn, sáng suốt, là yếu tố then chốt cho sự phát triển trước mắt và lâu dài.

Con người và văn hóa là hai thứ không thể vay mượn

 

 

Với gần 40 năm gây dựng với tiền thân là Xí nghiệp Sản xuất xây dựng, xây lắp điện Hải Thạch thành lập năm 1985, đến nay, Đèo Cả đã trở thành thương hiệu dẫn đầu trong ngành giao thông với năng lực toàn diện, từ đầu tư, xây lắp hạ tầng, quản lý vận hành, khai thác dự án. Hiện nay, Tập đoàn Đèo Cả có 20 đơn vị thành viên với gần 8.000 lao động. Tập đoàn đã hoàn thành 25km hầm đường bộ, 300km đường cao tốc & quốc lộ, 6 cầu lớn và quản lý 15 trạm thu phí đường bộ trên cả nước.

 

Tập đoàn Đèo Cả đã chứng minh năng lực, tầm nhìn qua các công trình trọng điểm đã đầu tư, thi công hoàn thành như: Hầm Đèo Cả, hầm Cổ Mã, hầm Cù Mông, hầm Hải Vân 2, cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận… góp phần cho việc kết nối vào hệ thống cao tốc Bắc Nam hiện tại, khi đón đầu hoạch định cho quy mô đường cao tốc tối thiểu là 4 làn xe như hiện nay, góp phần hiện đại hóa mạng lưới hạ tầng giao thông đất nước.

Trao đổi với PV Đời sống & Pháp luật, lãnh đạo Tập đoàn Đèo Cả cho biết, năm 2023 vừa qua là điểm tự hào của Ngành giao thông Việt Nam. Trong bối cảnh khó khăn đến từ những vướng mắc bất cập cơ chế, chính sách, khan hiếm nguồn vật liệu, biến động giá, hậu dịch bệnh nhưng nghành giao thông dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ GTVT, sự ủng hộ của các Bộ ngành, tham gia vào cuộc của các địa phương trên cả nước và đặc biệt sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã có nhiều công trình giao thông được Bộ GTVT tổ chức khánh thành.

Hơn 7.000 cán bộ nhân viên, người lao động Tập đoàn Đèo Cả khi miệt mài đưa các dự án về đích

Trong đó có sự đóng góp của hơn 7.000 cán bộ nhân viên, người lao động Tập đoàn Đèo Cả khi miệt mài đưa các dự án về đích như: hầm Thung Thi trên cao tốc Mai Sơn - Quốc Lộ 45, hầm Trường Vinh trên cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu, cầu Bình Minh tại Quảng Ninh, cầu Mỹ Thuận 2, cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, mở rộng đường đèo Prenn ở Lâm Đồng để trở thành cung đường đèo du lịch rộng nhất cả nước. Hiện nay, các dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, Chí Thạnh - Vân Phong, Tuyên Quang - Hà Giang, Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, đường HCM Chơn Thành - Đức Hoà, Vành đai 3 TP. HCM, 2 tuyến đường kết nối sân bay Long Thành thuộc dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.… cũng đang là mục tiêu hướng đến của Tập đoàn Đèo Cả với tinh thần “Đã nói là phải làm, đã cam kết phải đúng hẹn”. 

Tập đoàn Đèo Cả khởi động năm 2024 bằng việc khởi công dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh, thực hiện mơ ước của đồng bào các dân tộc Cao Bằng và mong muốn của Bác: “Cao Bằng vượt mức cao không ai bằng”.

 

“Cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo với mốc hoàn thành dự án trong năm 2024 sẽ được chúng tôi quyết tâm khánh thành trước ngày 30/4/2024, đây cũng công trình khó khăn bậc nhất khi tham gia đấu thầu giảm giá gần 1.000 tỷ đồng, là dự án có địa hình, địa chất phức tạp, đường tiếp cận rất khó khăn, tình trạng khan hiếm vật liệu, dịch bệnh Covid-19 xảy ra nhưng nay cũng đang băng băng về đích”.

Lãnh đạo Tập đoàn Đèo Cả nhấn mạnh

Với suy nghĩ, trong khó khăn sẽ có cơ hội, sự hoài nghi của dư luận và thách thức sẽ là động lực để vượt khó và khẳng định chính mình, Tập đoàn Đèo Cả lựa chọn những việc khó để làm, đi đầu trong việc tháo gỡ, giải cứu các dự án bị đình trệ. Lấy hoạt động thi công, quản lý vận hành để bù đắp cho các khó khăn về loại hình đầu tư PPP thông qua việc khấu hao máy móc, thiết bị thi công, tối ưu sản xuất, tổ chức quản trị đảm bảo.

Năm 2024, Đèo Cả tiếp tục đề xuất đầu tư hơn 400 km đường cao tốc là các dự án Hữu Nghị - Chi Lăng (ở Lạng Sơn), Tân Phú - Bảo Lộc (ở Lâm Đồng), TP.HCM – Thủ Dầu 1 - Chơn Thành, Vành đai 4 đoạn qua tỉnh Bình Dương, TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận giai đoạn 2… với tổng mức đầu tư hơn 100.000 tỷ đồng.

Những dự án Đèo Cả đầu tư có thời gian thu hồi vốn khác thường, kéo dài 15 năm, 20 năm, có khi lên đến 45 năm như Đồng Đăng – Trà Lĩnh, Vành đai 4 Bình Dương,… đó cũng là hoạch định lâu dài của chúng tôi và chưa bao giờ bỏ cuộc trước những khó khăn, thách thức.

Lãnh đạo Tập đoàn Đèo Cả cho biết: “Để giải quyết được những việc trên, Đèo Cả xác định “Con người và văn hóa là hai thứ không thể vay mượn”, chúng tôi tổ chức đào tạo, thông qua mô hình PPP++ để tự thân tổ chức đào tạo nội bộ và cho các đối tác chiến lược của mình. Cùng nhau chung sức xây dựng, hình thành văn hóa Đèo Cả. Cùng đóng góp chi phí để quản lý dự án tốt nhất, là nơi đào tạo tốt nhất, luôn cầu thị học tập các công nghệ mới, biến dự án thành những “thao trường” để đào tạo: người công nhân sẽ nâng cao tay nghề; kỹ sư có khả năng thực chiến, ứng dụng công nghệ; nhà quản lý có thêm năng lực quản trị”.

Mô hình này là giải pháp đa dạng hoá nguồn huy động vốn cho các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Cụ thể:

P1++ là phần vốn ngân sách nhà nước bao gồm vốn ngân sách trung ương, vốn ngân sách địa phương và phần vốn đầu tư phát triển từ nhà nước.

P2++ là vốn nhà đầu tư bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn nhà đầu tư thứ cấp.

P3++ là vốn huy động từ tín dụng, cổ phiếu, trái phiếu, hợp đồng BCC…

Để rút ngắn tiến độ thi công, quản lý tổng mức đầu tư, tối ưu chi phí từ khâu thi công đến quản lý vận hành và kiểm soát các chi phí, rủi ro dự án thì mô hình tổng thầu thiết kế - thi công (EC), hoặc thiết kế - cung cấp thiết bị - thi công (EPC) đã được Tập đoàn Đèo Cả đưa vào áp dụng tại dự án Đồng Đăng – Trà Lĩnh.

Xu hướng, bước đi đón đầu về đường sắt

 

Với chiến lược “Tăng trưởng tập trung” không đi lệch qua những ngành nghề khác như Bất động sản, kinh doanh dịch vụ,… mặc dù mang lại lợi nhuận cao. Tập đoàn Đèo Cả với phương châm “Nghĩ khác biệt, tạo cách biệt” để tạo ra sự đột phá cho doanh nghiệp, nhưng xác định phài từ “Tri thức tạo giá trị” để phát triển bền vững.Để thực tốt các mục tiêu trên, Lãnh đạo Tập đoàn Đèo Cả cho biết đơn vị luôn chú trọng vào việc xây dựng bộ máy nhân sự, mô hình Đèo Cả luôn được quy hoạch phát triển, kế thừa và đặc biệt sự có mặt đồng hành của Hội đồng cố vấn, họ là các nhà khoa học, chuyên gia giàu kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực như kỹ thuật công trình, an ninh, kiểm toán, tài chính, pháp lý và chuyên gia đường sắt… đồng hành và tư vấn cho Tập đoàn với góc nhìn độc lập, đa chiều.

Đón bắt định hướng phát triển giao thông đường sắt Việt Nam, đến năm 2025 phấn đấu hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và hoàn thành toàn bộ tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trước năm 2045.

Tập đoàn Đèo Cả đã chủ động hợp tác với đối tác PTL Holding (Lào) để đề xuất Dự án Đường sắt Việt - Lào đoạn Vũng Áng - Mụ Giạ theo phương thức PPP với giá trị gần 27.485 tỷ đồng, tạo ra tuyến vận tải hàng hóa mở rộng đến Bắc Lào và Nam Trung Quốc.Đồng thời tiếp tục đào tạo nguồn lực, tổ chức nhiều đoàn công tác nghiên cứu công nghệ, mô hình phát triển đường sắt tại các nước tại Châu Âu như: Pháp, Đức,…; Châu Á: Nhật, Trung Quốc,… Thông qua các trường đại học trong nước hình thành các Viện: Viện nghiên cứu – đào tạo Đèo Cả (hợp tác trường Đại học GTVT Thành phố Hồ Chí Minh), và hợp tác các trường cao đẳng để đào tạo nguồn lực am hiểu về lý thuyết và thực hiện sẵng sàng hợp tác các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước.

Nhu cầu cấp thiết của ngành đường sắt Việt Nam

Đèo Cả cũng đã kết nối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để tiếp cận, đấu thầu thi công các dự án đường sắt, metro nhằm chuẩn bị cho nhu cầu cấp thiết của ngành đường sắt Việt Nam.

Ngày 22/3/2024, Liên danh nhà thầu Đèo Cả với Ilsung trúng thầu và triển khai thi công dự án, đây là bước ngoặt rất quan trọng của Đèo Cả khi lần đầu tiên đặt chân vào lĩnh vực này và thể hiện sự minh bạch, cạnh tranh trong công tác đấu thầu đang thực hiện tại trong ngành giao thông.

Mặt khác, đó cũng là dấu mốc quan trọng cho Ngành GTVT Việt Nam khi đã có kết nối giữa DN nước ngoài, DN trong nước để thi công lĩnh vực đường sắt trong đó có cả các hạng mục cầu, hầm, đường sắt bằng nguồn vốn của Chính phủ Hàn Quốc EDCF.

Tin nổi bật