Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tăng tuổi nghỉ hưu sẽ theo lộ trình, không tăng ngay lập tức

(DS&PL) -

Sáng 28/10, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã tổ chức tọa đàm trực tuyến về vấn đề điều chỉnh tuổi nghỉ hưu.

Sáng 28/10, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã tổ chức tọa đàm trực tuyến về vấn đề điều chỉnh tuổi nghỉ hưu.

Tham dự buổi tọa đàm có sự  tham gia của ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội; ông Phạm Minh Huân, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và ông Trần Đình Liệu, Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.

Buổi tọa đàm diễn ra vào ngày 28/10.

Vì sao lại phải tăng tuổi nghỉ hưu?

Hiện nay, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Điều 187 Bộ Luật lao động 2012 theo hướng điều chỉnh quy định tuổi nghỉ hưu đối với từng nhóm đối tượng. 

Xung quanh việc sửa đổi, bổ sung này, dư luận đang đặt rất nhiều câu hỏi băn khoăn như: Điều chỉnh tuổi nghỉ hưu sẽ theo hướng nào; điều chỉnh có mất cơ hội việc làm của giới trẻ; sự mất cân đối tuổi nghỉ hưu giữa khu vực nhà nước và doanh nghiệp sẽ được tính toán ra sao; lộ trình xây dựng, triển khai điều chỉnh tuổi nghỉ hưu…

Lý giải nguyên nhân phải tăng tuổi nghỉ hưu, Thứ trưởng Phạm Minh Huân cho biết, việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu là thực sự cần thiết để tận dụng lực lượng lao động vì trên thực tế có nhiều phụ nữ 55 tuổi hay nam giới 60 tuổi vẫn còn sức khỏe muốn tiếp tục làm việc và cống hiến.

“Một lý do quan trọng nữa đó là để cân bằng quỹ bảo hiểm xã hội, bởi vì tuổi thọ của người Việt Nam đã tăng lên, hiện trung bình tuổi thọ là 73 tuổi, vì vậy nếu không tăng tuổi nghỉ hưu sẽ gây vỡ quỹ BHXH. 

Chưa kể, số người đóng BHXH cho một người hưởng ngày càng ít đi. Năm 1996 có 217 người đóng BHXH, có một người hưởng lương hưu. Năm 2000, số người đóng giảm xuống còn 34, năm 2009 còn 11 người và hiện nay cứ 9 người đóng BHXH thì có một người hưởng lương hưu, đó đều là những nguyên nhân khiến cho quỹ hưu trí mất cân đối” – Thứ trưởng  Phạm Minh Huân nói.

Cũng theo ông Huân thì quốc gia nào cũng phải xây dựng cân đối quỹ BHXH hợp lý giữa thời gian đóng BHXH và thời gian hưởng lương hưu, mức đóng BHXH và mức hưởng lương hưu. Khi GDP tăng, mức sống và tuổi thọ của người lao động tăng thì phải điều chỉnh tuổi nghỉ hưu. Tuy nhiên việc điều chỉnh như thế nào thì cần tính toán, cân nhắc theo một lộ trình cụ thể.

Sẽ tăng có lộ trình

Bày tỏ quan điểm tại buổi tọa đàm, ông Bùi Sỹ Lợi- Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, hiện nay Chính phủ đang đưa ra các phương án, nhưng dù Chính phủ có trình các phương án như thế nào, có thuyết phục được Quốc hội hay không, Chính phủ phải đánh giá được tác động kinh tế của việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu đến cân đối thị trường lao động như thế nào, tạo cơ hội việc làm cho lao động trẻ ra sao, tạo điều kiện cho đối tượng là lao động có trình độ, chuyên môn kỹ thuật ra sao...

“Tuy nhiên, tôi vẫn phải khẳng định, những đối tượng là lao động nặng nhọc, độc hại, làm việc ở vùng sâu, vùng xa, lao động bị suy giảm sức khỏe là nhóm đối tượng chưa bàn đến trong điều chỉnh tuổi nghỉ hưu lần này. 

Cũng có thể, có một số nơi đã cải thiện điều kiện tốt hơn cho người lao động sẽ được sẽ xem xét, nhưng phải trên cơ sở đảm bảo sức khỏe cho người lao động”, ông Lợi nhấn mạnh.

Ông Lợi cũng chia sẻ thêm, Việt Nam là thị trường lao động đang sung sức, việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu phải tính toán để sao cho: Không lãng phí chất xám và lãng phí nhân lực chất lượng cao, nhưng cũng đừng bỏ đi lượng lao động sung sức, được đào tạo chuyên môn kỹ thuật. 6 tháng đầu năm vẫn có tới 191.000 sinh viên tốt nghiệp mới ra trường chưa có việc làm. Đây là vấn đề xã hội cần được lưu tâm.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Phạm Minh Huân cũng lưu ý, nếu đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu được thông qua thì việc thực hiện cũng sẽ tiến hành theo một lộ trình dài chứ không phải áp dụng ngay lập tức. 

Tăng tuổi hưu sẽ tác động đến vấn đề việc làm nhưng không hạn chế cơ hội của nhóm lao động trẻ vì khối lượng công việc trong xã hội, Việt Nam là đất nước đang phát triển, thị trường lao động sẽ ngày càng được mở rộng, tạo ra nhiều cơ hội việc làm. 

Bên cạnh đó, việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu không phải áp dụng cho mọi lĩnh vực ngành nghề. Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu sẽ phải tính đến việc làm thế nào để vừa sử dụng tốt nhóm người cao tuổi nhưng vẫn phải tạo cơ hội cho lao động trẻ, nhất là nhóm lao động được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn cao có cơ hội làm việc và cống hiến.

N.HUYỀN

Xem thêm video:

[mecloud]b16UJbOLoC[/mecloud]

Tin nổi bật