Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tăng tuổi nghỉ hưu: Góc nhìn từ thực tiễn

(DS&PL) -

Việt Nam tiệm cận với ngưỡng dân số già khi mà tốc độ già hoá dân số tăng nhanh, tỷ lệ sống khỏe sau 60 tuổi đứng thứ 41/183 quốc gia…

Việt Nam tiệm cận với ngưỡng dân số già khi mà tốc độ già hoá dân số tăng nhanh, tỷ lệ sống khỏe sau 60 tuổi đứng thứ 41/183 quốc gia… đây là những con số tổng kết từ thực tiễn cho thấy sự cần thiết cũng như tính khả thi khi thực hiện điều chỉnh tuổi nghỉ hưu theo lộ trình.

Có thể nói, việc điều chỉnh chính sách kinh tế, xã hội cho phù hợp với điều kiện đặc thù của từng giai đoạn, từng thời kỳ là việc tất cả các quốc gia đều phải đối mặt. Có những chính sách khi điều chỉnh sẽ được nhận được sự đồng thuận, nhưng cũng có không ít chính sách không nhận được sự đồng thuận. Thế nhưng, đứng trên góc nhìn thực tiễn vẫn phải triển khai.

Tăng tuổi nghỉ hưu: Góc nhìn từ thực tiễn

Về tăng tuổi nghỉ hưu, có những lý do cần thiết phải điều chỉnh gồm:

Thứ nhất, điều chỉnh tuổi nghỉ hưu nhằm ứng phó với sự thiếu hụt lao động trong tương lai.

Theo báo cáo thống kê từ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Tổ chức lao động Quốc tế, 15 năm năm trước, những năm 2004 - 2009, mỗi năm lực lượng lao động Việt Nam tăng 1,2 triệu người. Năm năm gần đây, từ 2014-2019, mỗi năm tăng chỉ 400 nghìn người, tức là chỉ tăng bằng 1/3 so với 15 năm trước.

Điều này chứng tỏ Việt Nam đang bước nhanh ra thời kỳ dân số vàng để chuyển sang giai đoạn dân số già. Nếu không mở rộng tuổi nghỉ hưu, chắc chắn chúng ta sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động trong tương lai.

Thứ hai, điều chỉnh tuổi nghỉ hưu nhằm hướng tới thực hiện các công ước quốc tế về bình đẳng giới.

Trong suốt thời gian qua, chúng ta đã duy trì khoảng cách tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ là 05 tuổi với lý do với các đặc điểm thể chất, tâm sinh lý, phụ nữ cần được nghỉ ngơi sớm hơn nam giới. Nhưng thực tế cho thấy, khi tuổi nghỉ hưu của nam và nữ chênh lệch quá lớn, sẽ hạn chế cơ hội làm việc và thăng tiến của phụ nữ. Cũng vì nghỉ hưu sớm hơn nên mức lương tối đa khi đi làm của nữ cũng thấp hơn, thời gian tham gia BHXH ngắn hơn, do vậy lương hưu của nữ cũng thấp hơn nam. Vì vậy, cuộc sống khi về già của phụ nữ khó khăn hơn nam giới.

Thứ ba, điều chỉnh tuổi nghỉ hưu bảo đảm phù hợp sức khỏe và nhu cầu của người lao động.

Thứ tư, bảo đảm tốt hơn nguyên tắc đóng – hưởng BHXH và góp phần cải thiện đời sống người nghỉ hưu.

Với việc nâng dần tuổi nghỉ hưu, mức lương làm căn cứ đóng BHXH của người lao động trước khi nghỉ hưu sẽ cao hơn; số năm tham gia BHXH nhiều lên, đồng nghĩa với việc tỷ lệ hưởng lương hưu cao hơn và mức tiền lương bình quân làm căn cứ tính hưởng lương hưu cao hơn. Quyền lợi BHXH của người lao động cũng sẽ tốt hơn, mức lương hưu cao hơn bảo đảm tốt hơn cuộc sống khi nghỉ hưu. Mặt khác, với những năm đóng BHXH vượt lên, người lao động vẫn được nhận trợ cấp BHXH một lần khi nghỉ hưu.

Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp ngoại lệ như có những công việc, ngành nghề khó có thể làm việc đến tuổi 60 và 62, nhưng những trường hợp ngoại lệ này vẫn sẽ có những quy định linh hoạt, đồng thời bên cạnh đó cũng cần có những chính sách đồng bộ, tổng thể hơn về đào tạo nghề, đào tạo chuyển đổi nghề với một số ngành, nghề có tuổi nghề ngắn... 

Ths. Dương Ngọc Ánh

Tin nổi bật