Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tân Nghĩa An, băng đảng xã hội đen khét tiếng của Hội Tam Hoàng

(DS&PL) -

Tân Nghĩa An là băng nhóm xã hội đen lớn nhất thuộc Hội Tam Hoàng, có thực lực kinh tế mạnh nhất và tổ chức hoạt động nghiêm mật nhất.

Tân Nghĩa An là băng nhóm xã hội đen lớn nhất thuộc Hội Tam Hoàng, có thực lực kinh tế mạnh nhất và tổ chức hoạt động nghiêm mật nhất. 

Tân Nghĩa An là băng nhóm xã hội đen lớn nhất thuộc Hội Tam Hoàng. Ảnh minh họa

Tân Nghĩa An là băng nhóm xã hội đen lớn nhất thuộc Hội Tam Hoàng, với thực lực kinh tế mạnh và tổ chức hoạt động nghiêm mật nhất. Đến những năm thập niên 80 - 90, số lượng thành viên của Tân Nghĩa An đã đạt tới 100.000 người. Ngoài Hong Kong (Trung Quốc), băng đảng này còn hoạt động ở nhiều nơi trên thế giới như Tây Âu, Mỹ, Canada, Đông Nam Á...

Tiền thân của Tân Nghĩa An là Vạn An Triều Châu bang. Đến năm 1919 thì Vạn An bang phân liệt, Nghĩa An bang lập đường chủ riêng, di dời hoạt động sang đảo Hong Kong. Băng đảng Tân Nghĩa An được thành lập ở Hong Kong vào năm 1947 bởi Thiếu tướng Hướng Tiền.

Kết cấu tổ chức được phân định rõ ràng, hoàn chỉnh. Đứng đầu là gia tộc Hướng Thị, bên dưới có "Ngũ hổ - Thập kiệt", và các khu vục địa bàn vững mạnh đều có Chưởng Đà Nhân và Tra Số..

3 anh em họ Lâm là Nguyên lão siêu cấp giúp Tân Nghĩa An mở rộng địa bàn và thế lực. Ảnh: QQ

Dưới Hướng Thị trên "Ngũ hổ - Thập kiệt" chính là Nguyên lão siêu cấp. Trong Tân Nghĩa An, Lâm Giang cùng với 2 anh em họ Lâm Cảnh và Lâm Thắng chính là 3 Nguyên lão siêu cấp. Những năm thập niên 70 - 90 của thế kỷ trước, 3 anh em họ Lâm từng thống lĩnh "đại quân" Tân Nghĩa An tranh giành địa bàn, mở rộng thế lực. Có thể nói thiên hạ Đồn Môn đều do một tay 3 anh em họ Lâm mang về, giúp Tân Nghĩa An trở thành băng đảng lớn nhất.

Dưới chướng 3 huynh đệ họ Lâm có không ít mãnh nhân, bao gồm cả Kỷ Bảo và Liên Siêu - những kẻ vơ vét rất nhiều sòng bạc ở Ma Cao. Ngoài ra còn có Chiêm Đông Bá Vương Lý Thái Long, người này  là đồ tôn của Lâm Giang, một trong Thập kiệt. Vì vậy giang hồ có câu "Thiên hạ Hướng Gia, Lâm Gia đánh". Vì vậy, Lâm Giang có địa vị vô cùng cao trong Tân Nghĩa An, và còn có danh xưng "Tổng Quản".

Tiêm Đông Hổ Trung Hổ - Hoàng Tuấn

Hoàng Tuấn. Ảnh: QQ

Hoàng Tuấn còn biệt danh là "Tuấn lưỡi rìu", sinh ra tại Nguyên Lãng, lớn lên ở Đôn Môn, sau đó đi buôn lậu ở Đại Giác Chủy. Sau khi một trong Tứ hổ là Lãnh Thanh bị trúng đạn, thất thế, Hoàng Tuấn thế chân tiếp quản rất nhiều địa bàn ở Tiêm Sa Chủy.

Sau đó Hoàng Tuấn còn lập được nhiều chiến công hơn khi giành quyền quản lý nhiều hộp đêm ở Tiêm Đông, danh tiếng từ đó vang xa. Tân Nghĩa An lập ra Ngũ hổ, liệt Hoàng Tuấn vào một trong số đó. Rạng sáng 17/10/1995, Huang Jun khi đang lái xe mô tô trên đường từ Pattaya đến Bangkok ở Thái Lan thì gặp nạn, chết tại chỗ ở tuổi 39.

Tiêm Đông Chi Hổ - Đỗ Liên Thuận

Đỗ Liên Thuận. Ảnh: QQ

Năm 1994, hồ sơ điều tra Hội Tam Hoàng và tội phạm có tổ chức đã xâm nhập vào địa bàn của Tân Nghĩa An thu thập được chứng cứ phạm tội, đồng thời bắt giữ thành công Đỗ Liên Thuận, tuyên án 9 tháng tù giam.

Sau những năm 80, Đỗ Liên Thuận theo Kido giáo, hoạt động trầm lắng hơn, nhưng không vì thế ảnh hưởng đến địa vị của ông trên giang hồ. Được biết, Đỗ Liên Thuận từng theo võ sư quyền anh tự do Tô Long học võ, và từng tham gia nhiều giải đấu quyền anh. Tô Long từng công khai ca ngợi Đỗ Liên Thuận vì sự chăm chỉ và thông minh.

Loan Tể Chi Hổ - Trần Diệu Hưng

Trận Diệu Hưng bị ám sát. Ảnh: QQ

Trong những năm 1980-1990, Trần Diệu Hưng tiếp quản sự vụ của Tân Nghĩa An ở Loan Tể Hong Kong.

Trần Diệu Hưng từng cùng với Hoàng Tuấn và Lý Dục Thiêm kết nghĩa huynh đệ. Ngay sau khi "ra mắt" vào năm 1980, Diệu Hưng đã trở thành một nhân vật nổi tiếng, sở hữu hơn 100 quân, trong đó có cả Loan Tể song hổ Kim Tể và Già Tể.

Trong những năm 1990, Trần Diệu Hưng có dính dáng đến nhiều vụ đe dọa và bạo lực liên quan đến ngành công nghiệp giải trí ở Hồng Kông. Tháng 11/1993, Trần Diệu Hưng đến Macau để tham gia giải đua xe Công thứ 1, rồi bị phục kích bởi các tay súng bên ngoài khách sạn vào ngày 21/11 năm đó. Bộ phim "Giấc mộng mãnh hổ - 1994" chính là cải biên từ những sự tích liên quan đến Trần Diệu Hưng.

Đôn Môn Chi Hổ - Lê Chí Cường

Lê Chí Cương. Ảnh: QQ

Nổi lên ở Đôn Môn từ những năm thập niên 80, sau vì đả thương người nghiêm trọng mà bị phạt 7 năm tù. Sau khi mãn hạn, Lê Chí Cường nhúng tay vào khu vực bốc vác vận chuyển hàng hóa ở Đôn Môn và bán dầu trên biển. Sau đó, các quan bar ở trung tâm thành phố bị ông ta sáp nhập vào các ngành kinh doanh dưới chướng. Thời điểm đó, thủ hạ của Lê Chí Cường không dưới 1.000 người, bao gồm cả nhiều nhân vật máu mặt.

Ngày 1/3/2001, Lê Chí Cường bị ám sát tại thị trấn Thường Bình, Đông Quản. Vụ phục kích có liên quan đến cuộc đấu đá nội bộ trong Tân Nghĩa An. Thủ phạm bị nghi ngờ đã từng là thủ hạ đắc lực của anh ta và một nhân vật trụ cột khác ở quận Đôn Môn.

Hồng Khám Chi Hổ - Mạch Cao

Mạnh Cao. Ảnh: QQ

Mạch Cao từ nhỏ luôn rất trầm lặng, thờ ơ với mọi chuyện, ít nói và có thể ở lỳ 1 mình trong nhà cả tuần, vì thế mà bị người nhà và bạn đồng trang lứa cho rằng có vấn đề.

Tuy nhiên, một người trầm lặng như Mạch Cao lại có người bạn chí cốt là Mã Lưu Tể một kẻ chuyên phá phách, gây sự. Cuộc đời Mạch Cao khá trầm lặng và bí ẩn, ông bệnh mất vào tháng 1/2009.

Bên dưới Ngũ hổ của Tân Nghĩa An là nhóm Thập kiệt, gồm có: Quỷ Tể Lý Dục Thiêm, Chiêm Đông Bá Vương Lý Thái Long, Loan Tể Song Hổ Hoàng Kim Cường và Hoàng Tích Minh, Trắc Đầu Hoàng Thiên Tống, Tiêm Sa Chủy Phi Long, Bắc Giác Tế Đệ, Đôn Môn Đại Ca Lê, Cao Đằng Phi, Trình Lý.

Hoa Vũ (Theo QQ)

Tin nổi bật