Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tấn công Syria: Tổng thống Trump chơi 'ván bài lật ngửa' với ông Putin?

(DS&PL) -

Quyết định tấn công Syria rõ ràng sẽ phá tan nỗ lực thiết lập quan hệ nồng ấm với Nga mà Tổng thống Trump từng rất mong muốn có được.

Quyết định tấn công Syria rõ ràng sẽ phá tan nỗ lực thiết lập quan hệ nồng ấm với Nga mà Tổng thống Trump từng rất mong muốn có được.

Cây bút Rory Challands từ tờ Al Jazeera nhận định, những hệ lụy xảy ra trong quan hệ Mỹ-Nga sẽ chịu tác động rất lớn từ cuộc tấn công tên lửa của Washington, cùng với những động thái có tính chất nghiêm trọng tương tự được chính quyền Trump đưa ra tiếp theo.

Ngay khi thông tin về việc 59 tên lửa Tomahawk phóng thẳng về phía Syria, cuộc tấn công này đã đặt ra câu hỏi: Tại sao các hệ thống phòng không S300 và S400 của Nga lại không ngăn ngăn chặn tên lửa thâm nhập và Moscow có nhận được cảnh báo về cuộc tấn công này từ trước hay không ?

Tổng thống Trump đã không nhượng bộ trước Nga, bởi đằng sau ông là áp lực từ các cuộc điều tra về quan hệ "mờ ám" với Moscow đang được tiến hành.

Theo tuyên bố của Lầu Năm Góc cho biết, cảnh báo trước đã được đưa ra thông qua kênh thông tin “ngăn xung đột” vốn được hai bên sử dụng thường xuyên. Mặc dù vậy Ngoại trưởng Mỹ, ông Tillerson thừa nhận, Nga đã không đồng ý về phản ứng quân sự từ Washington.

"Quan hệ Nga-Mỹ đã ấm dần lên trong những ngày đầu chính quyền Trump đi vào vận hành. Tuy nhiên, trong thời gian hiện tại, Moscow đang đánh giá lại Tổng thống Donald Trump và cố gắng cảm nhận về mặt tích cực của ông ấy”, Challands nhận định. "Dù sao thì mối quan hệ này vẫn chưa thực sự chín muồi. Do đó, cuộc tấn công tên lửa dẫu không làm Nga vừa lòng nhưng cũng không ảnh hưởng gì đến hình tượng của cả hai”.

Matthew Schmidt, chuyên gia nghiên cứu về Nga tại đại học New Haven (Mỹ) nói với Al Jazeera, phía Moscow có thể thực hiện những biện pháp mạnh tay, nhằm gia tăng áp lực lên Mỹ, nếu nước này tiếp tục các cuộc công kích nhằm vào chính phủ Assad.

Giáo sư Schmidt cho rằng, nếu Washington chuyển sang tấn công bằng lực lượng không quân, Nga có thể tung ra những lời cảnh báo cứng rắn bằng việc ngắm bắn các chiến đấu cơ của Mỹ trên radar và tuyên bố “nếu muốn, chúng tôi có thể bắn hạ dễ dàng”.

Lawrence Korb, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ chia sẻ với với Al Jazeera, ông nghĩ : "Nga sẽ tức giận vì không muốn cho Mỹ một cái cớ để lật đổ chính phủ Assad”.

Trong quan điểm của mình, ông đánh giá, phản ứng quân sự từ Washington có thể tạo động lực mới cho tiến trình hòa bình Geneva ở Syria.

"Người Nga có thể sẽ dịu giọng xuống và nêu quan điểm, họ không muốn leo thang căng thẳng. Vì vậy, tôi nghĩ điều này có thể dẫn đến một cuộc ngưng bắn tạm thời, để các bên ngồi lại với nhau trước khi bàn cụ thể đến việc Tổng thống Assad có phải rời bỏ chiếc ghế Tổng thống hay không”.

Theo Al Jazeera, mặc dù trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump thường nói nhiều tới mục tiêu hướng tới quan hệ gần gũi với Nga, nhưng với phản ứng quân sự lần này, giới phân tích đánh giá chính quyền Trump đã thể hiện sự rạch ròi rõ ràng.

Đây là lần hiếm hoi quyết định của ông chủ Nhà Trắng không vấp phải những phản đối từ các phe nhóm chính trị khác.

Điều này cho thấy, dù muốn thiết lập quan hệ thân mật hơn với Nga, Tổng thống Mỹ cũng sẽ không đưa cho phía Moscow một sự nhượng bộ nào dù là nhỏ nhất, bởi ông hiểu những áp lực từ phía cơ quan điều tra đang đè nặng lên nội các của mình trong cáo buộc quan hệ “mờ ám” với Nga.

Mối quan hệ với Nga ngày càng xấu đi kể từ năm 2014, khi Nga sáp nhập Crimea từ Ukraine. Chính quyền Obama và các nước phương Tây đã cô lập Moscow bằng những trừng phạt kinh tế ngặt nghèo mà Tổng thống Trump gần đây tuyên bố, ông sẽ giữ nguyên cho đến khi Nga đưa Crimea trở lại.

Tuy nhiên, chính phủ của Tổng thống Putin được cho là vẫn lạc quan về kỷ nguyên của Tổng thống Trump.

Cho đến khi những lùm xùm cáo buộc chính phủ Assad dùng vũ khí hóa học nhắm vào dân thường được đưa ra, nhà lãnh đạo Mỹ và nội các của ông đều khẳng định, mục tiêu tập trung hàng đầu của họ tại Syria là chiến đấu với IS, chứ không phải phế truất ông Assad. Định hướng này được cho là phù hợp với những gì ông Putin mong muốn.

Giáo sư Schmidt phân tích, trước động thái của Mỹ, Nga có thể sẽ phủ quyết bất kỳ hành động kêu gọi tấn công tập thể nào tại Hội đồng Bảo an LHQ, vì lý do chủ quyền của Syria.

Chuyên gia này cũng dự đoán, nếu không có các lực lượng triển khai mặt đất, các cuộc tấn công tên lửa của Mỹ cũng sẽ không thay đổi quỹ đạo của cuộc xung đột ở Syria và chính phủ ​​Assad sẽ tiếp tục giành ưu thế trên chiến trường, dưới sự hỗ trợ của Nga và Iran.

"Putin sẽ đánh giá khả năng của Trump vẫn còn hạn chế”, Schmidt lập luận. “Nếu như Trump chỉ là tay cờ nghiệp dư thì Putin là kỳ thủ lão luyện. Trump đơn giản là chưa đủ đẳng cấp để chơi một trò chơi chiến lược với nhà lãnh đạo Nga”.

Quốc Vinh

Tin nổi bật