Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tâm thư của Bầu Kiên gửi HĐQT ACB

(DS&PL) -

Mặc dù đang thụ án nhưng ông Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên), chồng bà Đặng Ngọc Lan đã có bức tâm thư gửi HĐQT ACB ngay tại thời điểm đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) ACB đang di

Mặc dù đang thụ án nhưng ông Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên), chồng bà Đặng Ngọc Lan đã có bức tâm thư gửi HĐQT ACB ngay tại thời điểm đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) ACB đang diễn ra.

Sáng nay, ngày 19/4, tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2018 của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), ông Vũ Xuân Nam, luật sư của Bầu Kiên đã đại diện cổ đông đọc bức “tâm thư” ngay tại đại hội. cổ đông Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên) sở hữu 34.731.174 cổ phần, tương đương 3,38% cổ phần ACB. Dân Việt xin trích đăng bức “tâm thư của Bầu Kiên”:

“Tôi xin đóng góp một số ý kiến với ĐHCĐ với các nội dung cụ thể như sau:

1. Trong tài liệu gửi cổ đông tôi không thấy phần tổng kết, đánh giá của HĐQT về vị thế của ACB trong hệ thống ngân hàng cổ phần hiện nay. Năm năm trước, ACB luôn dẫn đầu hệ thống về quy mô tổng tài sản,về hiệu quả hoạt động nhưng đã có sự thay đổi đáng kể vị thế của ACB hôm nay, vì vậy HĐQT cần có giải pháp gì để đưa ACB trở lại vị trí mà ACB vốn có và báo cáo ĐHCĐ thông qua.

Ông Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên) uỷ quyền luật sự đọc tâm thư tại đại hội cổ đông của ACB diễn ra sáng nay (Ảnh: IT)

2. Việc giới thiệu và bầu HĐQT và BKS nhiệm kỳ 2018-2021 rất quan trọng với sự phát triển của ACB. Quyền của cổ đông được pháp luật bảo vệ vì vậy tôi yêu cầu HĐQT báo cáo căn cứ vào quy định nào của pháp luật và của điều lệ ACB khi không trình hồ sơ của ông Nguyễn Duy Hưng đã được nhóm cổ đông giới thiệu theo đúng quy định và đã được ACB công bố thông tin chính thức trong tài liệu họp ĐHCĐ. Nếu vì lý do gì đó không trình thì vì sao không thông báo kịp thời theo đúng quy định của Ngân hàng nhà nước? Thành viên nào của HĐQT ACB phải chịu trách nhiệm về việc này khi nghị quyết HĐQT ACB kỳ họp tháng 3.2018 đã thống nhất trình hồ sơ của 11 thành viên trong đó có tên ông Hưng.

3. HĐQT ngân hàng phải đại diện cho quyền lợi cổ đông vì vậy đề nghi HĐQT ACB thông báo các tiêu chí để HĐQT giới thiệu người ra ứng cử. Việc xác định tiêu chí là cần thiết và phải minh bạch vì ACB là ngân hàng đại chúng thì yếu tố minh bạch là rất cần thiết để cổ đông biết bầu cho ai và vì sao. Nhiệm kỳ này có sự thay đổi lớn về cổ đông nhất là cổ đông nước ngoài, vì vậy HĐQT cần thông báo thông tin cho cổ đông biết dù có thể các cổ đông mới không nắm giữ đủ số cổ phần bắt buộc phải công bố thông tin, vì việc này cần được ĐHCĐ kiểm tra giám sát, nhất là có sự sở hữu hay liên quan giữa các cổ đông nước ngoài hay không.

4. Trong tờ trình ĐHCĐ về việc đầu tư tài sản cố định có giá trị rất lớn nhưng không nêu các hạng mục cụ thể vì vậy cổ đông không đánh giá được sự cần thiết và hiệu quả của việc đầu tư này. Trong 5 năm vừa qua tài sản cố định của ACB tăng rất cao, tăng nhiều lần so với giá tri đầu tư của ACB trong 20 năm trước đó nhưng HĐQT không báo cáo chi tiết cụ thể để ĐHCĐ kiểm tra đánh giá tính hiệu quả của việc đầu tư tài sản 5 năm qua có minh bạch và không thất thoát hay không. Tôi đề nghị HĐQT có báo cáo về việc này và đề nghị ĐHCĐ ra nghị quyết về việc thuê thẩm định toàn bộ giá trị đầu tư của ACB trong 5 năm qua.

5. Đề nghị HĐQT xem xét điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận cho sát thực tế và khả năng của ACB, xem xét việc tăng vốn điều lệ lên 20,000 tỷ từ lợi nhuận ACB có được trong năm 2018. Để ACB có đủ vốn phục vụ tăng trưởng và tăng hiệu quả cho cổ đông, đề nghị ĐHCĐ ra nghị quyết về việc bán cổ phiếu quỹ, việc này giúp ACB thu được 1.500 tỷ lợi nhuận.

6. Giá trị của ACB rất lớn nằm ở đội ngũ nhân viên ACB vì vậy cổ đông ACB cần xem xét điều chỉnh chính sách nhân sự kịp thời để bảo vệ và phát triển đội ngũ nhân viên ACB. Cần tăng mặt bằng lương cho nhân viên ACB ở mức cạnh tranh cao nhất trong ngành ngân hàng.

7. Về tình hình dư nợ của 6 công ty liên quan đến ông Nguyễn Đức Kiên, có nhiều thông tin cho rằng ông Kiên gây thiệt hại cho ACB. Tôi khẳng định trong 6 công ty chỉ có công ty B&B và công ty Thiên Nam của gia đình ông Kiên còn 4 công ty thuộc tập đoàn tài chính Á Châu (AFG) là công ty gia đình ông Kiên sở hữu 40% và gia đình ông Trần Mộng Hùng 45%. Các công ty này đang tích cực trả nợ và không gây bất kỳ thiệt hại nào cho ACB.

8. Hiện có nhiều dư luận về việc ông Huy, bà Thuỷ có thể định cư ở Mỹ và có quốc tịch nước ngoài, tôi đề nghị HĐQT và cá nhân ông Huy, bà Thuỷ cho cổ đông được rõ về thông tin này.

Tôi mong nhận được sự trả lời thẳng thắn của HĐQT về các nội dung nêu trên”.

Kết thư, Bầu Kiên khẳng định ông là cổ đông gắn bó lâu dài với ACB, luôn hành động vì sự phát triển ACB. Bầu Kiên tin tưởng thời gian sẽ chứng minh rõ mọi chuyện và do hiện đang phải chấp hành bản án nhưng với trách nhiệm cổ đông, Bầu Kiên uỷ quyền cho gia đình và luật sư đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình và mong muốn cùng quý vị xây dựng ACB ngày càng phát triển.

Theo Quỳnh Ngọc/ Dân Việt

Tin nổi bật