Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tâm sự ngày Tết ở xóm chạy thận giữa Thủ đô

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Cũng mâm cơm cúng bằng những bó rau, con gà tự tay trồng…những ngày cuối năm bên xóm chạy thận thật đơn giản mà đầm ấm, cảm động.

(ĐSPL) – Cũng mâm cơm cúng bằng những bó rau, con gà tự tay trồng…những ngày cuối năm bên xóm chạy thận thật đơn giản mà đầm ấm, cảm động.

Nằm phía bên kia đường tàu đối diện với Bệnh viện Nông Nghiệp (Thanh Trì, Hà Nội), “xóm chạy thận” tồn tại từ hơn chục năm nay. Sở dĩ có tên gọi như vậy là bởi đây là nơi tập trung của những bệnh nhân thận.

Cư dân xóm chạy thận tâm sự về ngày Tết.

Họ đến từ nhiều tỉnh thành, nhiều vùng miền trên cả nước. Cùng mắc bệnh, cùng hoàn cảnh khó khăn để rồi cùng tập trung mưu sinh chữa bệnh tại một nơi và coi đó là ngôi nhà thứ 2 của mình.

Những ngày giáp Tết này, bên ngoài nhà nhà quây quần bên nhau chuẩn bị đón Tết thì những người sống trong “xóm chạy thận” lại mòn mỏi chờ đợi vào bệnh viện để đến ca chạy thận của mình.

Không khí Tết ở đây cũng thật khác với bên ngoài. Họ đón Tết bằng những món đồ thực phẩm đơn giản và tiết kiệm. Có khi là những con gà, ngọn rau tự tay nuôi trồng. Cũng mâm cơm cúng, cũng hoa đào…, họ quây quần bên nhau chia sẻ về bệnh tật. Tất cả chỉ có chung một mơ ước là được khỏi bệnh để được sống một cuộc sống bình thường.

Thắp hương tổ tiên ngày Tết.

Ngoài ngày đi chữa bệnh, những thành viên trong xóm còn tranh thủ kiếm thêm tiền bằng những công việc nhẹ nhàng như đánh giầy, khâu vá… Để tăng thêm thu nhập họ cũng tự tay trồng rau, nuôi gà… tăng gia sản xuất.

Dù cuộc sống nghèo khó và bệnh tật đeo đẳng, nhưng khi Tết về họ vẫn vui cười chia nhau từng khúc bánh, cái kẹo.

Chị Diệp (SN 1981, quê Ba Vì, Hà Nội) chia sẻ: “Em thuê trọ ở xóm cũng được 3 năm rồi, em chạy thận ca 3 (thứ 3,5,7- ca 2: thứ 2,4,6). Em không về quê ăn Tết được vì phải ở lại chữa bệnh. Thấy người ta đi mua sắm Tết em cũng buồn lắm nhưng tự nhủ bản thân phải cố gắng sống vì người thân."

Cũng đỏ lửa ngày Tết.

Trong số các thành viên trong xóm, anh Lê Văn Khương (27 tuổi, quê Hà Nam, sống ở đây đã 4 năm), ngoài khoảng thời gia chữa bệnh anh còn tranh thủ đồ nghề đi đánh giày.

"Mấy ngày gần Tết này người ta ra đường nhiều nên tranh thủ cầm đồ nghề đi đánh, giá là 10.000 đồng/1 chiếc. Nếu không ra phố được thì nhận giày của khách quen về xóm để đánh”, anh Khương nói.

Những vuông rau sạch do họ tự sản xuất để dùng và bán tăng

thu nhập.

Luống rau tự trồng.

Khuôn mặt xám khô vì bệnh tật, cô gái tên Hà (24 tuổi, quê Ninh Bình) chia sẻ, từ ngày còn nhỏ, Hà đã bị những cơn đau đầu, mỏi lưng bất chợt. Cuộc sống bộn bề lo toan nên bố mẹ không chú ý. Năm 17 tuổi, sức ép học hành lớn nên Hà bị đau đầu thường xuyên hơn, uống các loại thuốc nam mà không thuyên giảm. Trước đợt thi học kỳ một, em phải cấp cứu. Vào bệnh viện, Hà nhận được tin sét đánh - suy thận độ 3B, bắt buộc phải chạy thận một tuần 3 lần.

Hà cho biết: Em đăng ký chạy thận ở Bệnh viện Nông nghiệp rồi thuê trọ tại đây. Đã 3 cái Tết em xa nhà phải ở lại, em buồn lắm nhưng có các anh chị cô chú trong xóm cùng hoàn cảnh chia sẻ tình cảm nên em cũng tự tin hơn.”

Dù ngày Tết nhưng họ vẫn làm việc vẫn bình thường.

Tết đang về thật gần và mỗi thành viên trong xóm chạy thận cũng đong đầy cho mình một mơ ước năm mới, mơ ước vào tương lai.

Mong sao tất cả họ sẽ mau chóng khỏi bệnh, khỏe mạnh để sống một cuộc sống bình thường như bao người khác.

Tin nổi bật