Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tam quốc diễn nghĩa: Tướng Ngụy dùng 800 bộ binh phá 10 vạn quân Ngô là ai?

(DS&PL) -

Theo chính sử Trung Quốc ghi nhận, xét theo phương diện mưu lược, thiện chiến trên sa trường, Trương Liêu chính là "đệ nhất nhân" trong lực lượng Tào Ngụy.

Theo chính sử Trung Quốc ghi nhận, xét theo phương diện mưu lược, thiện chiến trên sa trường, Trương Liêu chính là "đệ nhất nhân" trong lực lượng Tào Ngụy.

Trương Liêu (169 – 222), tự là Văn Viễn, người huyện Mã Ấp, Nhạn Môn, nay thuộc thành phố Sóc Châu, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Tổ tiên của ông vốn mang họ Nhiếp, là phú hộ ở Mã Ấp, vì tránh kẻ thù nên đổi sang họ Trương.

Trương Liêu.

Thời trẻ tuổi, Trương Liêu chỉ là lính. Ông từng phò tá Đinh Nguyên, đi theo Đổng Trác, Lã Bố rồi cuối cùng mới tới "bến đỗ" Tào Tháo vào năm 198 khi Lã Bố bị chính Tào Tháo đánh bại và giết chết ở Hạ Bì.

Ông là danh tướng nhà Tào Ngụy thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc và là một trong những vị tướng giỏi nhất thời Tam quốc, từng tham gia nhiều trận đánh lớn và mang nhiều thắng lợi vẻ vang cho quân Tào.

Cùng với Nhạc Tiến, Vu Cấm, Trương Cáp và Từ Hoảng, Trương Liêu được xếp vào hàng "Ngũ hổ tướng nhà Ngụy". Sử sách ghi lại, Trương Liêu là một trong những mãnh tướng dùng giáo giỏi nhất Tam quốc.

Theo Tam quốc diễn nghĩa, Quan Vân Trường có quan hệ với 2 danh tướng nhà Ngụy là Trương Liêu và Từ Hoảng bởi cả ba đều sinh ra tại Sơn Tây, thuộc nhóm kỵ binh Tinh Châu nổi tiếng. Đội kỵ binh tới từ Tinh Châu gia nhập các thế lực khác nhau thời Tam quốc, mỗi cá nhân đều có khả năng thực chiến rất cao.

Đều sinh ra tại Sơn Tây và cùng là những danh tướng, bởi vậy dù không chung một chủ nhưng Quan Công rất coi trọng tài năng của Từ Hoảng và Trương Liêu. Họ là đối thủ nhưng cùng là những võ tướng và trên hết tất cả họ là đồng hương thân tình. Dù đánh nhau trên chiến trường, nhưng họ vẫn coi nhau là bạn.

Trương Liêu uy chấn Tiêu Diêu Tân

Trận đánh giữa Ngụy và Ngô tại Hợp Phì được sử sách gọi là Trương Liêu uy chấn Tiêu Diêu Tân.

Năm 208, sau khi đại bại ở Xích Bích, Tào Tháo phái Trương Liêu, Lý Điển, Nhạc Tiến dẫn quân về đóng ở Hợp Phì.

Tháng 8/215, Tôn Quyền đích thân thống lĩnh 100.000 quân bao vây Hợp Phì, hòng tiêu diệt... 7000 quân Tào Ngụy.

Lúc này, Tào Tháo đang dẫn binh... chinh phạt miền Tây, không thể điều quân cứu Hợp Phì. Tình thế của Trương Liêu cùng ba quân có thể nói là "thập tử nhất sinh".

Trước quân số đông gấp 14 lần của địch, Nhạc Tiến, Lý Điển đã "bó tay", chỉ có Trương Liêu nói - "Nếu ngồi đợi viện binh của Tào công đến nơi, thì quân ta đã bị Đông Ngô tiêu diệt rồi.

Hiện tại, kế sách chỉ có một, đó là chủ động tấn công trong lúc quân Ngô chưa kịp ổn định.

Làm vậy có thể tiêu hao sĩ khí Đông Ngô, làm yên lòng quân, mới thủ được thành".

Ngay trong đêm, Trương Liêu dẫn 800 người đột kích doanh trại Đông Ngô.

"Liêu mặc giáp tiên phong, giết hơn 10 người, trảm 2 tướng".

Trận đánh khiến quân Ngô bị chấn động. Tôn Quyền không kịp trở tay, hơn 10 vạn quân bị dồn về cố thủ tại cao điểm. Sau Tôn Quyền thấy phe Tào Ngụy lực lượng mỏng manh, mới quay lại dồn vây Trương Liêu.

Trương Liêu tả xung hữu đột, phá được vòng vây. Thấy quân sĩ của Ngụy vẫn còn nguy khốn, Liêu quay trở lại tiền tuyến cứu bộ hạ của mình. Quân đội của Tôn Quyền "không ai dám cản đường".

Cuộc tấn công của Ngụy diễn ra từ đêm đến giữa trưa, quân Ngô nhụt chí. Về sau Tôn Quyền "vây Hợp Phì hơn 10 ngày, không thể công thành, đành phải lui binh".

Khi Tôn Quyền về đến Tiêu Diêu Tân Bắc, Trương Liêu sai người phá cầu Tiêu Diêu và dẫn kỵ binh tập kích từ hai hướng đánh kẹp. Quân Đông Ngô khốn đốn vì bị đánh bất ngờ, Tôn Quyền không thể chạy tiếp được, các tướng mách nước Tôn Quyền rằng hãy lui ngựa lại lấy đà phi nước đại thì có thể may mắn sang được sông. Quyền đành liều làm thử và thành công, may mắn thoát nạn.

Trận chiến này được lịch sử Trung Quốc đặt tên Trương Liêu uy chấn Tiêu Diêu Tân, là chiến dịch kinh điển mà phần thắng thuộc về phe thiểu số.

Thất bại cay đắng ở Hợp Phì khiến Tôn Quyền "ôm hận cả đời".

Sau chiến dịch Hợp Phì, đại công hiển hách của Liêu được Tào Tháo ca ngợi hết lời, phong ông làm Chinh Đông tướng quân.

Về sau, Tháo đi tuần đến chiến trường Hợp Phì cũ, vẫn cảm thán không thôi.

Tào Phi sau này kế vị Tào Tháo, đánh giá Trương Liêu rằng - "Trận Hợp Phì, Liêu - Điển lấy 800 bộ binh phá 10 vạn quân địch. Chuyện binh gia tự cổ, chưa từng nghe tới".

Tào Phi xưng đế, phong Trương Liêu làm Tấn Dương Hầu.

Trương Liêu bệnh, Tào Phi lập tức cho ngự y ngày đêm chữa trị, còn đích thân tới thăm và ban tặng áo gấm.

Năm Hoàng Sơ thứ ba (Ngụy Văn Đế Tào Phi), bệnh Liêu vừa đỡ, quân Đông Ngô đã trở lại. Tôn Quyền dặn dò bộ hạ - "Trương Liêu tuy bệnh nhưng vẫn phải cẩn thận, không thể xem thường".

Cùng năm, Trương Liêu ôm bệnh ra trận, cùng Tào Tu phạt Ngô, đánh bại tướng Ngô Lữ Phạm.

Không lâu sau, Trương Liêu bệnh nặng và qua đời tại Giang Đô. Tào Ngụy mất đi chiến tướng lẫy lừng nhất của mình.

Thành tựu cả cuộc đời Trương Liêu vượt qua mọi danh tướng nhà Thục Hán mà người hâm mộ Tam quốc diễn nghĩa biết tới.

Người Đưa Tin

Tin nổi bật