Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tam Quốc Diễn Nghĩa: Lưu Bị có thật vì tiếng sấm mà giật mình rơi đũa khi cùng Tào Tháo luận anh hùng?

(DS&PL) -

Câu chuyện Lưu Bị giật mình rơi đũa khi uống rượu luận anh hùng với Tào Tháo là một trong những sự kiện nổi bật của Tam Quốc Diễn Nghĩa.

Câu chuyện Lưu Bị giật mình rơi đũa khi uống rượu luận anh hùng với Tào Tháo là một trong những sự kiện nổi bật của Tam Quốc Diễn Nghĩa.

Lưu Bị giật mình rơi đũa khi uống rượu luận anh hùng cùng Tào Tháo.

Câu chuyện Lưu Bị giật mình rơi đũa khi uống rượu luận anh hùng với Tào Tháo có lẽ không lạ lẫm với những người hâm mộ Tam Quốc Diễn Nghĩa. Khi đó Lưu Bị không chốn dung thân, phải nương nhờ bên cạnh Tào Tháo, thực chất đây cũng là cách mà Tào Tháo giam lỏng ông.

Một lần Tào Tháo mời Lưu Bị cùng đến uống rượu và đàm luận về các anh hùng trong thiên hạ. Khi nhắc đến Viên Thiệu, Công Tôn Toản, Lưu Chương và một loạt nhân vật khác, Tào Tháo đều cho rằng tất cả đều không phải anh hùng, mà chỉ có mình và Lưu Bị mới xứng đáng.

Lưu Bị nghe thấy Tào Tháo nói vậy, giật mình đánh rơi đôi đũa xuống đất. Dưới ngòi bút của La Quán Trung, câu chuyện này đã được thần thánh hóa lên một chút, khi ông thêm vào một chi tiết rằng, vào thời khắc Lưu Bị đánh rơi đôi đũa, bầu trời vang một hồi sấm sét. Lưu Bị nhanh trí mượn tiếng sấm để che đi cảm xúc của mình trước Tào Tháo, ngụy biện rằng do tiếng sấm giật mình nên mới làm rơi đũa.

Tào Tháo sớm đã nhận ra Lưu Bị là mối đe dọa cho đại nghiệp của mình.

Thực tế, cả Tào Tháo và Lưu Bị đều biết tiếng sấm không có liên quan gì ở đây. Lưu Bị làm rơi đũa là vì bị Tào Tháo đã nói trúng ý trí tranh đoạt thiên hạ của mình. Đồng thời Tào Tháo cũng có dã tâm này, hai người đều là anh hùng kiệt xuất, nhưng lúc đó thực lực của Tào Tháo mạnh hơn Lưu Bị rất nhiều. Hành động làm rơi đôi đũa chính là thể hiện sự chênh lệch sức mạnh của hai người lúc đó.

Vào thời điểm đó, tính mạng của Lưu Bị như cá nằm trên thớt. Nếu như Tào Tháo muốn giết ông, Lưu Bị hoàn toàn không có khả năng sống sót. Chỉ là lúc đó sự nhân nghĩa của Lưu Bị vang danh tứ phương, nếu Tào Tháo vô cớ giết ông chắc chắn sẽ làm mất lòng các anh hùng thiên hạ.

Vì vậy Tào Tháo mới bày ra khung cảnh uống rượu luận anh hùng để thăm dò suy nghĩ của Lưu Bị, sau đó ông mới quyết định có ra tay hay không.

Thể hiện ra là mình tầm thường chính là cách duy nhất để Lưu Bị tránh được nhát đao của Tào Tháo.

Khi Tào Tháo nói với Lưu Bị "anh hùng thiên hạ chỉ có ta và ông", nếu Lưu Bị lập tức khiêm tốn trả lời "không dám, không dám", Tào Tháo đương nhiên sẽ nhận ra đó là lời nói khiêm tốn miễn cưỡng. Dưới sự thăm dò của Tào Tháo lúc này, mọi lời nói Lưu Bị nói ra đều như con dao kề vào cổ ông, vì vậy cách tốt nhất là đánh rơi đũa, một hành động nhỏ nhưng hơn ngàn câu chữ.

Lưu Bị đánh rơi đũa, ý muốn với Tào Tháo rằng thực lực của tôi rất yếu, hoàn toàn không phải đối thủ của ông, vì thế ông có thể yên tâm. Tào Tháo đương nhiên cũng hiểu được ý nghĩ của Lưu Bị, vì vậy cũng không truy hỏi gì thêm. Đối với Lưu Bị mà nói, thứ bảo đảm tính mạng của ông trong tay Tào Tháo chính là "sự tầm thường".

Rất nhiều người không hiểu thấu được "sự tầm thường" của Lưu Bị. Họ cho rằng chỉ cần mở miệng nói ra với người ta là năng lực tôi kém, đơn giản nói với Tào Tháo là tôi không thể trở thành sự uy hiếp cho ông được đâu là xong.

Thế nhưng biểu lộ trực tiếp như vậy có khiến một người đa nghi như Tào Tháo yên tâm được không? Sự thực khi Lưu Bị thể hiện sự yếu đuối đã phải suy xét dưới mọi góc độ, như vậy mới có thể kéo dài thời gian cho mình.

Hoa Vũ (Theo Sohu)

Tin nổi bật