Mộc ngưu lưu mã
Mộc ngưu lưu mã là một phát minh trứ danh của Gia Cát Lượng. Vào thời điểm dẫn binh Bắc phạt, Gia Cát Lượng muốn phát minh ra một công cụ vận chuyển để có thể di chuyển lương thực một cách tiện lợi nhất.
Trong lần Bắc phạt thứ 5, Gia Cát Lượng đã phát minh ra thiết bị tải lương được gọi là Mộc ngưu lưu mã, có thể trèo đèo lội suối không khác chi trâu ngựa thật, dễ dàng vận lương trong điều kiện đồi núi và không sợ bị đối thủ cướp lương vì cơ chế hoạt động đặc biệt.
Ý tưởng Mộc ngưu lưu mã dựa trên hình dáng của trâu và ngựa, bụng vuông, cẳng cong, một bụng bốn chân, đầu rụt vào trong cổ, lưỡi thông với bụng, mỗi 300 bước xoay chuyển đầu lưỡi một lần là có thể tự di chuyển được.
Nỏ Liên Châu
Nỏ Liên Châu cũng là một vũ khí được Gia Cát Lượng phát minh ra trong chiến dịch phạt Bắc. Nếu những loại nỏ thông thường chỉ bắn được một mũi tên một lần thì Gia Cát Lượng đã cải tiến chúng trở thành loại nỏ một lần có thể bắn 10 mũi tên cùng lúc. Nỏ Liên Châu có khổ rộng hơn loại nỏ thông thường, bắn ra các mũi tên dàn hàng ngang với độ sát thương lớn và rộng hơn.
Bánh màn thầu
Truyền thuyết kể lại rằng, sau bảy lần bắt sống được Mạch hoạch và bình đình phương Nam, Gia Cát Lượng chủ động thu binh về nước nhưng đến sộng Lộ Thủy thì bị các chiến tử oan hồn ngăn chặn không thể qua sông. Thổ dân nơi đây nói rằng muốn qua sông thì phải dùng 49 chiếc đầu người sống để cúng tế oan hồn nhưng Gia Cát Lượng cho rằng không thể vì oan hồn mà giết oan thêm những người khác.
Sau đó ông truyền lệnh mổ trâu đen, dê trắng, sai nhào bột nặn thành 49 cái đầu người, nhét thịt trâu, thịt dê vào bên trong, gọi tên là màn thầu để thay thế cho đầu người thật. Qua nhiên vào buổi sáng sau lễ cúng tế, Gia Cát Lượng dẫn binh qua sông thì trời quang mây tạnh, quân binh qua sông yên ổn.
Bánh màn thầu được lưu truyền và cải cách chế biến qua nhiều thời đại và cho đến nay đã trở thành một món ăn phổ biến của người Trung Quốc.
Đèn Khổng Minh
Đèn Khổng Minh ngày nay còn được gọi là đèn trời hay đèn ước vọng, là một loại đèn được Gia Cát Lượng phát minh vào thời Tam Quốc. Năm đó, Gia Cát Lượng bị Tư Mã Ý bao vây tại Dương Bình, không thể phái binh xuất thành xin cứu viện.
Trong hoàn cảnh đó, Gia Cát Lượng đã làm ra những chiếc lồng đèn có thể lơ lửng trên không trung, viết tin tức cầu cứu lên lồng đén, rồi tính toán hướng gió và thả những chiếc lồng đèn đó lên trời để quân chi viện nhìn thấy. Vì vậy mà hậu thế gọi những chiếc lồng đèn biết bay đó là đèn Khổng Minh và cũng trở thành biểu tưởng của nhiều lễ hội ngày nay.
Địa lôi
Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, tại trận đối đầu cuối cùng giữa Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý, quân Thục đã sử dụng loại vũ khí phát nổ được chôn dưới đất được gọi là địa lôi, nhằm nhấn chìm quân Ngụy trong biển lửa.
Tuy nhiên, trời lại bất ngờ đổ mưa khiến địa lôi không phát huy được tối đa hiệu quả. Công sức của Gia Cát Lượng đổ sông đổ bể, uất hận thổ huyết. Câu ca thán "mưu sự tại nhân, hành sự tại thiên" cũng được phát ra từ đó.
Hoa Vũ (Theo Sohu)