Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tấm lòng nhân hậu của cô giáo đồng hành cùng trẻ tự kỷ suốt nhiều năm

(DS&PL) -

Trong suốt nhiều năm giảng dạy, cô giáo Nguyễn Ngọc Hạnh, Trường Tiểu học Đinh Bộ Lĩnh, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang đã giúp đỡ nhiều trẻ tự kỷ hoà nhập với cộng đồng.

Trong suốt nhiều năm giảng dạy, cô giáo Nguyễn Ngọc Hạnh, Trường Tiểu học Đinh Bộ Lĩnh, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang đã giúp đỡ nhiều trẻ tự kỷ hoà nhập với cộng đồng.

Cô giáo Nguyễn Ngọc Hạnh từng tốt nghiệp Sư phạm Tiểu học năm 1995 và được phân công về giảng dạy tại Trường Tiểu học Thanh Bình (huyện Chợ Gạo). Tuy nhiên, đến năm 2002, khi nghe về Dự án Giáo dục hòa nhập ở Tiền Giang, cô đã xung phong theo học lớp Cao đẳng Giáo dục hòa nhập và tham gia vào nhóm mạng lưới Giáo dục hòa nhập do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

Cô Nguyễn Ngọc Hạnh luôn kiên nhẫn chỉ dạy các em từ những việc đơn giản. (Ảnh do Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương cung cấp).

Sau đó, cô bắt đầu đi một con đường mới trong sự nghiệp "trồng người" đó là giảng dạy cho trẻ tự kỷ. Gắn bó với học sinh tự kỷ từ năm 2007 tới nay, cô Hạnh luôn ân cần và kiên nhẫn dạy dỗ những em học sinh tự kỷ, giúp các em tiến bộ và cởi mở hơn. Cô đã khiến không ít phụ huynh có con tự kỷ vỡ òa trong hạnh phúc khi nghe các con đánh vần, đọc chữ và gọi tên bố mẹ.

Chia sẻ về công việc của mình, cô Hạnh cho biết: "Khó khăn nhất khi dạy trẻ tự kỷ là các em đều không hợp tác, không trả lời, đôi khi các em còn la hét, cào cấu người xung quanh, không tham gia các hoạt động vui chơi tại lớp. Có em còn không biết đang học lớp mấy và cô giáo mình tên là gì. Đặc biệt có em học sinh không có khả năng phục vụ bản thân từ việc thay mặc quần áo cho đến vệ sinh cá nhân".

Để tạo hứng thú cho các em trong mỗi tiết học, cô luôn tạo nhiều tình huống đặc biệt để các em cùng tham gia. Qua đó, cô quan sát trẻ trong từng hoạt động, cùng trò chuyện, cùng chơi trò chơi trong tiết sinh hoạt tập thể, giờ giải lao… Điều này giúp cô phát hiện những nhu cầu và năng lực của trẻ nhằm đánh thức kịp thời cũng như hạn chế các mặt tiêu cực của trẻ. 

Cô Hạnh cho biết động lực lớn nhất của cô chính là nhìn các em học sinh tự kỷ dần dần trưởng thành, dần dần hoà nhập với cộng đồng. Đây chính là điều đã tiếp thêm cho cô "ngọn lửa" với nghề.

Minh Hạnh (T/h)

Tin nổi bật