Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tạm giữ nam thanh niên đập mũ bảo hiểm vào đầu cô gái sau va chạm giao thông

(DS&PL) -

Xảy ra va chạm giao thông, nam thanh niên 24 tuổi đã chặn đầu chiếc ô tô, cầm mũ bảo hiểm đập vào đầu cô gái trẻ.

Xảy ra va chạm giao thông, nam thanh niên 24 tuổi đã chặn đầu chiếc ô tô, cầm mũ bảo hiểm đập vào đầu cô gái trẻ.

Theo báo VnExpress, ngày 5/7, Công an TP Biên Hòa (Đồng Nai) đã tạm giữ Ngô Trọng Tâm (24 tuổi, ở TP.Biên Hòa) để điều tra hành vi Hủy hoại tài sản.

Tâm chính là người đập bể kính xe ôtô rồi dùng mũ bảo hiểm đánh vào đầu cô gái sau khi xảy va chạm giao thông vào chiều 25/6.

Tâm đánh cô gái sau va chạm giao thông - Ảnh: Cắt từ video

Báo Tri thức trực tuyến đưa tin, trước đó vào chiều 25/6, Tâm lái xe máy biển số TP. Hồ Chí Minh trên đường Cách Mạng Tháng Tám (TP Biên Hòa) thì xảy ra va chạm với ôtô biển số Bình Dương do ông Nguyễn Thế Khải (68 tuổi) cầm lái. Thấy tài xế không dừng xe để giải quyết, Tâm lái xe máy đuổi theo.

Khi đến khu vực giáp ranh giữa phường Hòa Bình và phường Quang Vinh (TP Biên Hòa) nam thanh niên 24 tuổi đã chặn đầu ôtô ông Khải, rồi lên tiếng chửi mắng, dùng mũ bảo hiểm đập vỡ kính xe ở phía ghế lái và yêu cầu ông Khải xuống “nói chuyện”.

Thấy vậy, chị Nguyễn Thị Thu Hà (27 tuổi, cháu ông Khải) bước ra khỏi ôtô để gặp Tâm giải quyết vụ việc. Tuy nhiên, khi chị Hà đến gần thì bị Tâm ngay lập tức dùng mũ bảo hiểm đập vào đầu gây thương tích.

Khi được can ngăn, Ngô Trọng Tâm lái xe máy rời khỏi hiện trường trong khi ông Khải và chị Hà đến cơ quan công an trình báo.

Điều 143. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Bộ Luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung ngày 19/06/2009:

1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

A) Có tổ chức;

B) Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

C) Gây hậu quả nghiêm trọng;

D) Để che giấu tội phạm khác;

Đ) Vì lý do công vụ của người bị hại;

E) Tái phạm nguy hiểm;

G) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

A) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

B) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

A) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

B) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo

(Tổng hợp)

Tin nổi bật