Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tại sao người Nam Bộ cúng cá lóc ngày vía Thần Tài?

  • Thùy Dung (T/H)
(DS&PL) -

Món cá lóc nướng nguyên con là món ăn không thể thiếu trong mâm cúng ngày vía Thần Tài của người dân Nam Bộ, nhưng không phải ai cũng biết lý do tại sao.

Trước ngày Thần Tài mùng 10 tháng Giêng vài hôm, con đường Tân Kỳ - Tân Quý, quận Tân Phú, TP.HCM trở nên nhộn nhịp với cảnh mua bán cá lóc nướng. Từ sáng sớm, các hộ kinh doanh và tiểu thương tại chợ dân sinh đã bắt đầu đỏ lửa nướng cá.

Con đường Tân Kỳ - Tân Quý, quận Tân Phú, TP.HCM trở nên nhộn nhịp với cảnh mua bán cá lóc nướng. Ảnh: VietNamNet.

Tại "phố cá lóc nướng mía lau", hàng trăm con cá lóc đã được làm sạch và nướng sẵn, bày trên kệ để phục vụ khách hàng. Khách đến mua, cá sẽ được nướng lại cho nóng rồi đóng gói. Mặc dù đã chuẩn bị nhiều bếp than và nhân viên, nhưng người bán vẫn không kịp phục vụ nhu cầu của khách. Con đường thường xuyên bị kẹt cứng vì người dân dừng lại mua cá lóc nướng.

Trong khi đó, tại các chợ dân sinh, tiểu thương thường chọn loại cá lóc nhỏ để nướng nguyên con, không cạo vảy, cắt vây, đuôi. Cá lóc nướng vàng được xếp thành từng dãy trên quầy hàng, tỏa hương thơm hấp dẫn.

Cá lóc nướng nguyên con được sắp xếp ngay ngắn, mùi thơm hấp dẫn. Ảnh: VietNamNet.

Chị Dung, một người bán cá lóc nướng mía lau trên đường Tân Kỳ - Tân Quý, chia sẻ trên VietNamNet rằng, theo quan niệm dân gian, cúng cá lóc nướng vào ngày vía Thần Tài sẽ mang lại nhiều may mắn và tài lộc. Vì vậy, vào ngày mùng 10 tháng Giêng hằng năm, người dân thường mua cá lóc nướng về cúng ở ban thờ Thần Tài, Thổ địa.

Lý giải vì sao người miền Nam cúng cá lóc ngày vía Thần Tài

Chia sẻ về vấn đề này, nhiều chuyên gia phong thủy cho biết, miền Nam trước đây là vùng kênh rạch, sông ngòi chằng chịt giúp cá lóc có điều kiện sinh sống nhiều, trở thành một sản vật đặc trưng.

Chính điều này nên người dân muốn kính dâng cá lóc lên thần linh là để tỏ lòng biết ơn, trân trọng thiên nhiên mưa thuận gió hòa và tưởng nhớ đến cuộc sống gian khổ nhưng cần cù thời trước của cha ông ta. 

Cá lóc trong văn hóa còn biểu trưng cho sự nỗ lực và thành công vì sức sống mãnh liệt và khả năng sinh tồn cao trong nhiều điều kiện khác nhau, thậm chí ở những vùng bùn lầy. Ảnh: Dân Trí. 

Đồng thời, cá lóc trong văn hóa còn biểu trưng cho sự nỗ lực và thành công vì sức sống mãnh liệt và khả năng sinh tồn cao trong nhiều điều kiện khác nhau, thậm chí ở những vùng bùn lầy. 

Ngoài ra, trong phong thủy, cá còn là biểu tượng để thu hút tài lộc, may mắn. Hình ảnh con cá còn đại diện cho mong ước có được cuộc sống trôi chảy thuận lợi như cá bơi trong nước.

Hình ảnh con cá còn đại diện cho mong ước có được cuộc sống trôi chảy thuận lợi như cá bơi trong nước. Ảnh: VietNamNet.

Riêng về cây mía, theo tín ngưỡng người Việt, nước ta gắn liền với văn hóa nông nghiệp, vì vậy người dân muốn dâng tặng đến thần tài để cầu mưa thuận gió hòa. Ngoài ra, cây mía tượng trưng cho sự giao hòa trời - đất, kết nối hai thế giới âm - dương, tán lá tượng trưng cho mây, trời, gốc, rễ tượng trưng cho đất, nguồn cội, vị ngọt tượng trưng cho vị ngọt của cuộc sống với những điều may mắn, tốt đẹp, sự rắn chắc vươn cao tượng trưng cho sức khỏe và sự thành công… 

Mặc dù, ngày nay cuộc sống đã nhiều thay đổi, thế nhưng trên mâm cỗ ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm, người dân vẫn luôn đặt những lễ vật truyền thống kính dâng thần linh. Đó là một nét văn hóa đẹp, theo Dân Trí.

Tin nổi bật