Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tại sao Duyên Phận thành hit, nhạc Bolero lại hot như hiện nay?

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Xưa nay hiếm có ca khúc nhạc sến, nhạc trữ tình như Duyên Phận làm mưa, làm gió hay được gọi là bài hit trong thị trường nhạc Việt cũng như có nhiều chương trình

(ĐSPL) - Xưa nay hiếm có ca khúc nhạc sến, nhạc trữ tình như Duyên Phận làm mưa, làm gió hay được gọi là bài hit trong thị trường nhạc Việt cũng như có nhiều chương trình về nhạc Bolero, nhiều ca khúc Bolero được chọn thi trong các chương trình truyền hình như hiện nay. Điều này chứng tỏ sức sống mãnh liệt của “nhạc sến” trong thị trường nhạc Việt hiện đại.

Bolero - một bước từ bình dân lên đẳng cấp

Sau thời hoàng kim từ những năm trước 1975 và 1980 - 1990, nhạc Bolero trở lại mạnh mẽ khi một số ca sĩ hải ngoại từng nổi tiếng với dòng nhạc này như Giao Linh, Chế Linh, Hương Lan, Quang Lê, Phi Nhung... về nước biểu diễn. Từ chỗ được hát tại phòng trà và phát hành băng đĩa, nhạc Bolero được vinh danh trên những sân khấu lớn, trong các chương trình Sol Vàng, Tình khúc vượt thời gian, hay một số cuộc thi như Tình Bolero, Giọng ca vàng, Thần tượng Bolero ,...

Ca sĩ Quang Linh, ca sĩ Quang Dũng, ca sĩ Đan Trường và ca sĩ Cẩm Ly từng là ca sĩ nhạc trẻ ngồi ghế nóng cuộc thi Thần tượng Bolero 2016. 

[poll3]791[/poll3]

Không phải ngẫu nhiên mà những tên tuổi đang ở đỉnh cao của dòng nhạc trẻ như Lệ Quyên, Cẩm Ly, Đan Trường, Phương Thanh, Quang Dũng và Đàm Vĩnh Hưng lại chuyển sang hát nhạc Bolero và có thị trường riêng của mình. Thậm chí những ca sĩ với tuổi đời còn trẻ như Hoài Lâm, Quốc Thiên, Jang Min cũng chọn dòng nhạc xưa để theo đuổi. Mới đây Hồ Quỳnh Hương còn ra album nhạc Bolero "Tuyển tập âm nhạc - Hương xưa 1" để đánh dấu sự trở lại của mình sau nhiều năm tạm dừng âm nhạc.

Jang Mi được mệnh danh là "thánh nữ Bolero" sau bản cover Duyên phận gây sốt cộng đồng mạng.

Với việc xuất hiện nhiều trên sóng truyền hình và gắn với những tên tuổi lớn Bolero trở thành âm nhạc thời thượng với giá vé cho mỗi đêm diễn của các nghệ sĩ nằm trong top cát-xê "khủng". Và thời gian gần đây ca khúc "Duyên phận" được đông đảo các nghệ sĩ, bạn trẻ cover lại như một hiện tượng lạ trong đời sống âm nhạc. Thậm chí Bolero còn được mix với nhạc nhảy điện tử EDM. 

Càng buồn thì càng động lòng người

Dẫu biết rằng mọi sự so sánh là khập khiễng vì vậy, mỗi dòng nhạc đều có một thị trường, có phân khúc người nghe riêng. Nhưng việc dòng nhạc xưa đang trở nên phổ biến hơn, được giới trẻ đón nhận nhiều hơn phải chăng là do nhạc hiện đại không tạo được dấu ấn và dài lâu. Nhưng ca khúc hit nhanh chóng bị lãng quên ngay khi rớt khỏi bảng xếp hạng? 

Cũng có người cho rằng con người ngày càng cô đơn và mỗi khi cô đơn cũng là lúc người ta thích nghe nhạc buồn. Mà nhạc Bolero lại khiến người ta nhớ da diết bởi cái tình, ngôn từ sâu sắc. Lại có ý kiến cho rằng nhạc sến vẫn sống và sống tốt là vì người nghe nhạc sến là những người đã trưởng thành và nhiều người thành đạt, họ sẵn sàng chi tiền cho những show phòng trà đắt đỏ để được sống lại trong những kỷ niệm…

Nếu xét về chuyên môn, nhạc Bolero là thể loại nhạc trữ tình với giai điệu chậm ca từ dễ hát, dễ nhớ. Trong đó một số ca khúc còn kết hợp các làn điệu dân ca truyền thồng cùng gia điệu mượt mà khiến những con người lao động tha hương xao xuyến. 

Xét về dòng lịch sử phát triển của nhạc Bolero, thời hoàng kim là những năm trước và sau 1975, có thể nói, trong bối cảnh xã hội lúc này, con người chất chứa nhiều tâm sự, những bản tình ca Bolero với những câu chuyện chân thực đã chạm được đến góc sâu kín nhất trong mỗi người vì thế mà họ nhớ và hát để được đồng cảm.

“Bolero vốn là một điệu nhảy có nguồn gốc từ Tây Ban Nha và rất thịnh hành tại khu vực Mỹ La tinh, đặc biệt là Cu - ba. Bolero được du nhập vào Việt Nam từ những năm 50 của thế kỷ trước. Với Duyên quê, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ là người Việt Nam đầu tiên dùng tiết điệu bolero để sáng tác ca khúc. Hai thập niên sau đó, bolero phát triển cực thịnh tại miền nam. Thời kỳ này, khá nhiều ca khúc bolero với giai điệu nghèo nàn, nội dung sướt mướt, ủy mị ra đời để chiều theo thị hiếu bình dân của số đông dân lao động nghèo. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến người ta nhầm lẫn, gọi bolero là dòng nhạc “sến”, coi nó là thể loại bình dân, rẻ tiền. Nhưng bolero không phải là nhạc sến”.

“Khi du nhập vào nước ta, bolero được viết theo nhịp 4/4, cách chia tiết tấu phù hợp với các bài dân ca hoặc sáu câu vọng cổ. Do kết cấu phân nhịp và bố cục giai điệu thường dẫn tiến một cách nhịp nhàng, đều đặn nên bolero tạo ra một chuỗi giai điệu buồn, rất hợp với các ca khúc đậm tính tự sự. Bởi thế, dòng nhạc này dễ dàng đi sâu vào lòng người” - Nhà nghiên cứu âm nhạc Lương Tín Đức lý giải.

Theo Báo Nhân Dân

Tin nổi bật