Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tại sao chúng ta thường cảm thấy khát nước khi đi ngủ?

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao chúng ta hay cảm thấy khát nước khi đi ngủ? Tìm hiểu để biết về cơ chế sinh học của cơ thể nhằm tránh những bất lợi cho sức khỏe.

(ĐSPL) – Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao chúng ta hay cảm thấy khát nước khi đi ngủ chưa? Hãy tìm hiểu để biết về cơ chế sinh học của cơ thể mình nhằm tránh những ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe.

Một nghiên cứu mới được tiến hành thành công trên chuột cho thấy, sự thôi thúc khát nước ngay trước khi đi ngủ là do các hoạt động của đồng hồ sinh học bên trong não.

Hầu hết mọi người đều cảm thấy khát nước hơn khi đi ngủ.

Đồng tác giả của nhóm nghiên cứu, giáo sư thần kinh học Charles Bourque từ Đại học McGill ở Quebec, cho biết trong một báo cáo: “Mặc dù nghiên cứu này mới được thực hiện trên loài gặm nhấm, nhưng nó cũng giải thích nguyên nhân chúng ta thường bị khát và uống các chất lỏng như nước hoặc sữa trước khi đi ngủ."

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết là họ cần nghiên cứu thêm để kiểm chứng phát hiện mới trên hoàn toàn cũng áp dụng được cho con người.

Trước khi tiến hành nghiên cứu mới này, các nhà nghiên cứu biết rằng động vật gặm nhấm dường như tiêu thụ nhiều nước hơn trong 2 giờ trước khi ngủ, nhưng lý do cho điều gia tăng khối lượng nước lại không rõ ràng.

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã ngăn chặn 12 con chuột uống nước trong một vài giờ trước khi đi ngủ. Và kết quả là những con chuột đó bị mất nước nghiêm trọng sau khi tỉnh dậy. Kết quả này khiến các nhà nghiên cứu cho rằng việc tăng lượng nước uống trước khi đi ngủ có thể là một cách để lũ chuột tự bảo vệ mình chống lại sự mất nước trong khi ngủ.

Tuy nhiên, các nhà khoa học còn muốn tìm hiểu xem cơ chế nào đã nhắc nhở những con chuột cần phải uống nhiều nước trước khi đi ngủ. Họ tự hỏi liệu các tế bào não bên trong có loại như "cảm biến độ ẩm" tạo ra cảm giác khát nước, có gắn kết với các phần của não bộ điều khiển đồng hồ sinh học trong cơ thể chuột giúp nhắc nhở chúng đi ngủ và thức dậy.

Khi kích thích đồng hồ sinh học trong não chuột bằng điện, họ thấy rằng sự kích thích này dường như đã làm tăng sự sinh sản các hormone vasopressin, trong cùng một khu vực của bộ não.

Trong các thí nghiệm tiếp theo trên chuột, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng hormone vasopressin thực sự kích hoạt các tế bào não liên quan với cơn khát.

Thế nhưng, cần nghiên cứu thêm để xem nếu các cơ chế tương tự trên có hoạt động hữu hiệu ở người. GS. Bourque đã trả lời tờ Science rằng: "Có rất nhiều bằng chứng cho thấy con người cảm thấy khát và thường xuyên uống một cái gì đó trước khi đi ngủ. Nhưng cũng có nhiều người nói rằng họ không uống gì trước khi ngủ vì sợ bàng quang của họ sẽ khiến họ phải thức giấc vào ban đêm để đi tiểu.”

Tuy nhiên, những phát hiện mới trên cũng giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về hoạt động của đồng hồ sinh học bên trong não.

MINH MINH (Theo Livescience)
Nguồn: Người đưa tin

Xem thêm video:

[mecloud]sPr9Qfical[/mecloud]

Tin nổi bật