Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tài sản khủng của đại gia làm chủ Aeon Mall Long Biên (Hà Nội)

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Đại gia làm chủ Aeon Mall Long Biên là Tập đoàn Aeon Nhật Bản - một trong những tập đoàn thương mại bán lẻ lớn nhất trên thế giới...

(ĐSPL) - Đại gia làm chủ Aeon Mall Long Biên là Tập đoàn Aeon Nhật Bản - một trong những tập đoàn thương mại bán lẻ lớn nhất trên thế giới...

Ngày 3/11 vừa qua, Trung tâm thương mại Aeon Mall Long Biên- trung tâm thương mại đầu tiên tại Hà Nội của Tập đoàn Aeon (Nhật Bản), đã chính thức khai trương.

Aeon Mall Long Biên thuộc Tập đoàn Aeon Nhật Bản - một trong những tập đoàn thương mại bán lẻ lớn nhất trên thế giới với 179 liên doanh trong và ngoài nước Nhật Bản. Đây cũng là thương hiệu nhà bán lẻ lâu đời nhất tại Nhật, khởi đầu từ một cửa hiệu chuyên cung cấp các chất liệu, phụ kiện may kimono ở Yokkaichi do ông Sozaemon Okada điều hành năm 1758, Aeon Mall trở thành cái tên khiến nhiều người phải kiêng nể khi có tới 16.498 trung tâm cửa hàng tại xứ sở mặt trời mọc và các quốc gia trên thế giới. Trung tâm mua sắm của Aeon kinh doanh tới 90\% hàng hóa nội địa, phần còn lại là hàng hóa của Nhật Bản và các nước khác. Doanh thu năm 2012 của tập đoàn là 60 tỷ USD, lợi nhuận 2 tỷ USD.

Hàng loạt trung tâm thương mại, mua sắm “khủng” của thương hiệu này đã xuất hiện trước tại Indonesia, Campuchia, Trung Quốc… Việt Nam là quốc gia thứ 3 của khu vực xuất hiện mô hình mua sắm Aeon Mall quy mô lớn. Trước khi chính thức đầu tư các trung tâm mua sắm tại Việt Nam, Aeon đã thăm dò thị trường bằng hệ thống cửa hàng tiện lợi Mini Stop. 

AEON chính thức hoạt động tại Việt Nam từ năm 2009, dưới hình thức Văn phòng Đại diện (01/12/2009 - 0/07/2012). Ngày 07/10/2011, được sự chấp thuận từ UBND TP. HCM, công ty TNHH AEON Việt Nam chính thức được thành lập, đầu tư cho các hoạt động về xây dựng, tổ chức, quản lý và kinh doanh các mô hình Trung tâm thương mại, Trung tâm bách hóa tổng hợp và Siêu thị hiện đại. Ngoài ra AEON còn thực hiện các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến xuất nhập khẩu, thương mại và nghiên cứu.

Ông Motoya Akada, Chủ tịch tập đoàn AEON. Ảnh: VnExpress

Chiến lược kinh doanh của tập đoàn này là bám lấy tâm lý thích dùng hàng Nhật của người Việt Nam, Aeon sử dụng phương án dùng 1/3 hàng Nhật, 1/3 hàng Việt Nam và 1/3 hàng nhập từ các nước khác. Trước khi chính thức đầu tư các trung tâm mua sắm tại Việt Nam, AEON đã thăm dò thị trường bằng hệ thống cửa hàng tiện lợi Mini Stop. Tháng 10/2014, trung tâm thương mại thứ hai mở ở Bình Dương, năm 2015 đến lượt trung tâm thương mại tại Long Biên, Hà Nội, hoạt động.

Cái tên Aeon chính thức rầm rộ trên truyền thông khi tập đoàn này mạnh tay đầu tư trung tâm mua sắm Aeon – Tân Phú Celadon tại TP HCM, với mức đầu tư 109 triệu USD và trung tâm mua sắm Aeon – Bình Dương Canary tại Bình Dương.

Trong đó, Aeon Tân Phú cao 3 tầng, với diện tích mặt bằng bán lẻ khoảng 50.000 m2, bao gồm khu bách hóa tổng hợp GMS của Aeon và khoảng 120 gian hàng cho thuê. 10 ngày kể từ khi khai trương, Aeon Mall Tân Phú Celadon đã đón nhận hơn 30.000 lượt khách tới tham quan, mua sắm trong những ngày thường và hơn 70.000 lượt vào dịp cuối tuần.

Trung tâm mua sắm Aeon Bình Dương Canary được đầu tư xây dựng với kinh phí 95 triệu USD, quy mô xây dựng trên diện tích đất 6,2 ha với tổng diện tích sàn 70.000 m2.

Cũng trong năm 2014, các phương tiện truyền thông cũng “nóng” đề tài về Aeon khi tập đoàn khi bắt tay với hai thương hiệu bán lẻ lớn ở Việt Nam là Citimart và Fivimart.

Theo kế hoạch hợp tác, Aeon Mall dự kiến giúp Citimart thay đổi toàn bộ hệ thống, phương pháp điều hành, cho ra đời thương hiệu mới có tên "AeonCitimart". Không chỉ hợp tác với Citimart ở khu vực miền Nam, Aeon hợp tác với hệ thống khoảng 15 siêu thị Fivimart ở phía Bắc, đưa thương hiệu này "phủ sóng" khắp các thành phố lớn.

Đây là một trong những bước đầu của "đại gia Nhật Bản" nhằm hiện thực hóa kế hoạch đầu tư đầy tham vọng. Aeon Nhật Bản dự kiến đến năm 2020 sẽ xây dựng khoảng 20 trung tâm mua sắm quy mô lớn, đưa doanh thu tại Việt Nam lên tới 18.000 tỷ đồng.

Aeon Mall Long Biên 

Việc khai trương trung tâm thương mại Aeon Mall Long Biên đánh dấu sự xuất hiện của đại gia Nhật Bản này tại thị trường Hà Nội.

Ông Konishi Yukio- Tổng giám đốc Aeon Mall Việt Nam cho biết, từ 28/10, TTTM Aeon Mall Long Biên đã đi vào hoạt động và tiếp nhiều lượt khách, với lượng khách trung bình vào ngày cuối tuần đạt 180.000 lượt và các ngày trong tuần đạt 60.000 lượt khách, với doanh thu vượt trội so với doanh thu của 2 trung tâm tại phía Nam.

Khu vực siêu thị của Aeon Long Biên với hơn 12.000 mặt hàng sẽ đáp ứng nhu cầu về hàng tiêu dùng và thực phẩm với chất lượng cao. Aeon còn hợp tác với nhiều nhà cung cấp lớn nhỏ ở Việt Nam, mang đến các sản phẩm chất lượng tốt và sự lựa chọn phong phú kèm theo nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn cho khách hàng.

Ngoài khu vực siêu thị, Aeon Mall Long Biên còn thu hút được 130 nhà đầu tư với hơn 180 gian hàng chuyên doanh, dịch vụ nhằm đáp ứng đầy đủ các nhu cầu mua sắm, vui chơi giải trí cho cư dân Hà Nội và vùng lân cận.

Theo ông Yukio, hiện tại, trong tổng số các gian hàng chuyên môn, số doanh nghiệp (DN) Nhật Bản chiếm 20\%, còn lại là các DN Thái Lan, Malaysia… Còn trong các gian hàng bách hóa của Aeon, sản phẩm Việt Nam chiếm tới 80\% với hơn 500 công ty Việt Nam.

Dù thị trường bán lẻ Việt Nam được coi là một "miếng bánh ngon", nhưng có thực sự dễ "nuốt trôi" khi miếng bánh ấy đang trở thành cuộc chạy đua tranh giành thị phần gay gắt giữa hàng loạt các đại gia bán lẻ nước ngoài có thực lực như BigC, Metro và Lotte. Hơn nữa, đây không phải là doanh nghiệp Nhật Bản đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Vào tháng 6/2011, chuỗi cửa hàng tiện lợi FamilyMart của Nhật Bản đã bắt tay với tập đoàn Phú Thái, chính thức tham gia thị trường bán lẻ Việt Nam.

Tuy nhiên, do hoạt động kinh doanh không hiệu quả, nên FamilyMart đã chia tay Phú Thái. Đến ngày 30/7/2013, chuỗi cửa hàng này đã khai trường trở lại sau khi tạm ngưng hoạt động để thay đổi đối tác.

Như vậy, dù có mức đầu tư khủng, nhưng là doanh nghiệp đi sau, AEON sẽ phải tranh giành miếng bánh thị phần bán lẻ khốc liệt với các đại gia bán lẻ đi trước, vốn đã gây dựng được lòng tin với khách hàng Việt Nam.

Trước đó, trả lời trên báo chí Tổng giám đốc công ty AEON Mall Việt Nam vẫn lạc quan cho rằng, khủng hoảng kinh tế đang là cơ hội đầu tư của nhà kinh doanh bán lẻ. 2 lý do được ông Yukio Konishi viện dẫn để cho rằng, tập đoàn không muộn khi đầu tư vào Việt Nam vào thời điểm khó khăn kinh tế này, ngoài việc mang đến dịch vụ của người Nhật. Theo đó, Việt Nam có 90 triệu người và diện tích tương đương nước Nhật, khác biệt lớn nhất là dân số Việt trẻ. Do đó, đầu tư hôm nay, 10 năm sau AEON Mall sẽ đạt được thành công.

Ngoài ra, dù đã có mặt ở Việt Nam 3 năm, nhưng AEON Mall lại chấp nhận "trì hoãn có ý đồ", khi để cho các ông lớn bán lẻ thế giới vào Việt Nam trước, ở thời điểm vẫn đang là thị trường bán lẻ số một toàn cầu. Các nhà bán lẻ đến trước đã có thời gian dạy cho người tiêu dùng Việt những kiến thức về hàng hóa, chất lượng sản phẩm. "Ngày nay chúng tôi có lợi thế hơn, bởi người dùng Việt Nam đã có thể hiểu và so sánh chất lượng giữa các nhà cung cấp dịch vụ bán lẻ", ông Yukio Konishi nhận xét.

Rõ ràng, việc AEON có thành công ở thị trường Việt Nam hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong khi đó, hàng loạt các "đại gia" bán lẻ ngoại khác như tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới Wal-Mart (Mỹ) cũng đang lên kế hoạch tấn công thị trường bán lẻ Việt Nam.

Ngọc Anh (Tổng hợp)

Tin nổi bật