Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tai nạn liên hoàn, ít nhất 4 người thương vong

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Vụ tai nạn liên hoàn giữa 3 chiếc ô tô tải khiến ít nhất 4 người thương vong, Quốc lộ 1A đoạn qua tỉnh Thừa Thiên – Huế ách tắc nhiều giờ.

(ĐSPL) - Vụ tai nạn liên hoàn giữa 3 chiếc ô tô tải khiến ít nhất 4 người thương vong, QL1A đoạn qua tỉnh Thừa Thiên – Huế ách tắc nhiều giờ.

Tin tức cho biết, vào khoảng 6h55 ngày 31/10, tại QL1A đoạn đường tránh TP Huế qua thôn An Đô, phường Hương Chữ, TX Hương Trà (Thừa Thiên – Huế) đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng khiến 4 người thương vong.

Theo đó, vào thời điểm trên, xe tải mang BKS: 75C - 006.09 do tài xế Trương B. (SN 1992), trú ở TX Hương Trà điều khiển theo hướng Nam –Bắc, đến khu vực trên thì mất lái đâm trực diện vào xe tải mang BKS: 36C - 081.70 chạy ngược chiều. Sau đó, một chiếc xe container khác mang BKS: 51C - 321.54 chạy hướng Nam – Bắc không phanh kịp, liền tông tiếp vào đuôi xe tải do anh B. cầm lái.

Hiện trường vụ tai nạn liên hoàn.

Vụ va chạm liên hoàn khiến tài xế xe tải BKS: 36C - 081.70 tử vong tại chỗ. Tài xế Trương B. bị thương nặng 2 chân, được người dân đưa đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. Tài xế và phụ xe container bị thương nhẹ.

Nhận tin báo, lực lượng chức năng gồm Phòng CSGT, Công an TX Hương Trà, Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường, phân luồng giao thông, điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn.

Tại hiện trường, chiếc xe tải mang BKS: 75C - 006.09 nằm chắn ngang giữa đường, hai chiếc xe còn lại đổ nghiêng hai bên đường và biến dạng hoàn toàn. Vụ tai nạn khiến QL1A bị ắc tắc kéo dài hàng km trong nhiều giờ.

Quốc lộ 1A ách tắc nhiều giờ.

Đến khoảng 10h cùng ngày, lực lượng chức năng giải phóng xong hiện trường, các phương tiện bắt đầu lưu thông.

Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;

b) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;

c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 623. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.

2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:

a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.

Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

Phạm Trường – Kông Thành

Xem thêm video:

[mecloud]v7JB1B1XLi[/mecloud]

Tin nổi bật