Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Sư trụ trì bán gỗ sưa vì sợ ảnh hưởng đến tính mạng

(DS&PL) -

(ĐSPL) - “Tôi không phạm pháp, tiền của tôi, tôi mua được chính quyền ký kết hẳn hoi, có biên bản hẳn hoi…”, sư thầy Thích Diệu Bản trần tình.

(ĐSPL) - “Tôi không phạm pháp, tiền của tôi, tôi mua được chính quyền ký kết hẳn hoi, có biên bản hẳn hoi…”, sư thầy Thích Diệu Bản trần tình.

 

Sau rất nhiều lần liên hệ, PV Báo Đời sống và Pháp Luật đã có buổi gặp trực tiếp với trụ trì chùa Nội An, Thích Diệu Bản để làm rõ những nghi vấn xung quanh việc mua bán  gỗ sưa tại đình làng thôn Cựu Quán, xã Đức Thượng, Hoài Đức, Hà Nội.

 Sư thầy Thích Diệu Bản.

Tiếp xúc với PV, thầy Bản cho biết: “Ngay từ trước, tôi đã không có ý định mua gỗ sưa vì các cụ trong ban nhờ đứng ra mua để lấy tiền trả tiền mua ruộng làm khuôn viên cho đình. Hôm về  giỗ tổ, nghe các cụ nói là “ai đứng ra bán, ai đứng ra mua, đưa ai đến mua, chúng con mà đưa người đến mua thì cũng phức tạp. Để khách quan nhờ thầy đứng ra giúp chúng con”.

Lúc đấy tôi không có ý định bỏ tiền mua gỗ sưa để làm gì đâu vì tôi không có tiền, nhà chùa cũng không nhưng các cụ nói nhờ giúp cho nên tôi cũng cố gắng giúp để các cụ yên tâm làm việc đem lại lợi ích cho dân làng. Nghĩ là mua giúp các cụ để an lòng dân, để dân khỏi nghi nghờ là bán cho người này người kia, đắt rẻ thế này thế kia”.

 
Biên bản họp về việc bán gỗ sưa.

Theo thầy Thích Diệu Bản: “Khuôn viên đình hẹp, mỗi khi có tế lễ hay sự kiện gì chỉ trải đủ hai cái chiếu, các cụ ngồi tế, dân không còn chỗ đứng. Lâu nay, các cụ vẫn  muốn mua mấy mảnh ruộng trước cửa đình để mở rộng khuôn viên đình làm chỗ cho các cụ tế lễ, dân làng được vui chơi nhưng vì không có tiền nên lực bất tòng tâm.

Gần cuối năm 2013, các cụ trong Ban khánh tiết phát hiện có bốn thanh gỗ sưa bên trong đình nên các cụ mới trông vào đấy để mua ruộng. Lúc đó, dân có ruộng lại không đồng ý bán, các cụ lại thống nhất giữ lại số gỗ sưa đó. Các cụ bảo bao giờ mua được ruộng mới bán gỗ. Ra Tết người dân làng cam kết bán ruộng cho nhà đình nên các cụ mới họp bán gỗ sưa để lấy tiền mua ruộng, nếu thừa tiền thì xây thêm cổng làng. Việc mua bán thực chất là có đầy đủ ban bệ, biên bản hẳn hoi nhưng một số người không hiểu, họ nghi ngờ việc bán số gỗ sưa của đình để làm của riêng.

Được sự nhất trí của các cụ trong ban, tối ngày 2/3, tôi đã dành số tiền tiết kiệm trong nhiều năm mua 4 thanh gỗ sưa trong đình Cựu Quán cũng với ý định là để làm bức hoành phi câu đối treo ở chùa làm vật kỷ niệm. Bốn thanh gỗ sưa nặng 127,5kg, trong đó được trừ đi 7,5 kg gỗ rác, còn lại 120kg trị giá là 1,2 tỷ đồng. Số gỗ sưa sau đó được chuyển về chùa Bát Phúc, ở xã Tân Lập, Đan Phượng, Hà Nội”.

Sư trụ trì nói thêm: “Số gỗ sưa này vừa được đưa về đến đến sân chùa Bát Phúc thì xuất hiện  một nhóm khoảng sáu người đàn ông sừng sỏ đứng vây quanh gỗ sưa và yêu cầu bán lại. Không muốn thầy trò chỉ vì vài thanh gỗ mà ảnh hưởng đến tính mạng nên tôi đã bán nó đi”.

Đỗ Việt – Mai Chiến

Tin nổi bật