Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Sự thật về việc máy bay MH370 xuất hiện tại Nhật Bản sau 4 năm mất tích

(DS&PL) -

Trên mạng xã hội Facebook đã xuất hiện hàng loạt tin không chính xác về việc máy bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines trở về sau 4 năm mất tích tại Nhật Bản...

Trên mạng xã hội Facebook đã xuất hiện hàng loạt tin không chính xác về việc máy bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines trở về sau 4 năm mất tích tại Osaka Nhật Bản sáng hôm 1/10.

Thông tin sai sự thật về việc máy bay MH370 trở lại - Ảnh: Facebook.

Bài viết trang các trang mạng có tiêu đề “Máy bay MH370 trở về nguyên vẹn sau 4 năm mất tích hạ cánh tại sân bay Osaka - Nhật Bản” đã gây xôn xao cộng đồng mạng xã hội ở Việt Nam.

Tuy nhiên, sau đó mọi người đã phát hiện ra nội dung bài viết này được “biến thể” từ nguồn tin Kỳ lạ máy bay mất tích 37 năm bất ngờ xuất hiện đã được đăng tải trước đó. Do đó thông tin về chiếc máy bay MH-370 trở về tại sân bay Osaka Nhật Bản là hoàn toàn sai sự thật.

Trước đó, một số trang web không chính thống đăng tin rằng, sáng ngày mùng 1 tháng 10 năm 2017, nhân viên Mati Kali trạm kiểm soát không lưu sân bay Osaka, Nhật Bản phát hiện một chiếc máy bay vận tải Y-8 xuất hiện trong tầm sóng radar.

Để xây dựng tính ly kỳ, độ tin tưởng cho thông tin máy bay Máy bay MH370 trở về sau 4 năm, các trang còn thuật lại đoạn hội thoại của Mati Kali với phi hành đoàn MH370.

– “Đây là Mati Kali các anh từ đâu đến?”

– “Chúng tôi là máy bay MH370 của Hãng hàng không Malaysia Airlines bay từ Kuala Lumpur về Bắc Kinh chở theo 239 hành khách. Chúng tôi phải bay ra sao”.

– “MH370, các anh hơi lệch về hướng đông rồi, Đây là Nhật Bản. Các anh xuất phát từ lúc nào?

-“Chúng tôi cất cánh lúc 4h50 sáng 7.6”.

Điểm giống nhau của vụ việc mà những trang này nêu lên máy bay MH370 trở về sau thời gian mất tích trùng khớp với Câu chuyện chiếc máy bay 914 của hãng hàng không Mỹ Pan American Airways trở về sau 37 năm mất tích.

Câu chuyện này xảy ra vào tháng 5/ 1992, khi Juan de la carte và các đồng nghiệp làm việc tại trạm kiếm soát không lưu sân bay Caracas, Venezuela phát hiện ra chiếc máy bay bất thường.

Chiếc máy bay của Mỹ xuất phát năm 1955 và được cho là trở về sau 37 năm. Con số 37 lại trùng với số hiệu của MH370 làm cộng đồng mạng nhầm lẫn thông tin.

Người dùng mạng xã hội bức xúc vì thông tin bịa đặt - Ảnh: Facebook.

Chuyến bay 370 của Malaysia Airlines (MH370/MAS370) khởi hành ngày 8/3/2014 từ Kuala Lumpur, Malaysia và dự kiến đến Bắc Kinh cùng ngày. Chiếc Boeing 777-200ER chở 239 hành khách, trong đó có 12 phi hành đoàn và 2 trẻ sơ sinh. Máy bay MH370 đã mất liên lạc 1 phút trước khi vào vùng thông báo bay của TP Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Sau đó, nhiều nước đã cùng nhau huy động lực lượng tìm kiếm MH370 mất tích nhưng vẫn bặt vô âm tín. Chỉ một số mảnh vỡ được cho là của MH370 được tìm thấy. Đến nay, vụ việc máy bay MH370 đột ngột mất tích vẫn còn rất bí ẩn.

[presscloud]391[/presscloud]

Hôm nay (3/10), Cục An toàn Giao thông Australia (ATSB), cơ quan phụ trách giám sát hoạt động tìm kiếm MH370 đã đưa ra báo cáo cuối cùng về công tác tìm kiếm, và chia sẻ về việc đã không tìm thấy chiếc máy bay mất tích, đồng thời khẳng định đây là điều "không thể chấp nhận được".  

Báo cáo của ATSB nêu rõ: "Chưa thể xác định chắc chắn nguyên nhân máy bay MH370 mất tích cho đến khi tìm thấy máy bay". Báo cáo cũng nói thêm "Không thể tưởng tượng được và về mặt xã hội không thể chấp nhận được là trong một kỷ nguyên hàng không hiện đại này một chiếc máy bay thương mại lớn bị mất tích, và thế giới không biết chắc điều gì đã xảy ra với chiếc máy bay đó cũng như những người trên máy bay".

Kỳ lạ chuyện máy bay Mỹ trở về nguyên vẹn sau 37 năm mất tích

Một chiếc máy bay của Pan American Airways.

Vào một buổi sáng đẹp trời tháng 5/1992, Juan de la carte và các đồng nghiệp làm việc tại trạm kiếm soát không lưu sân bay Caracas, Venezuela bắt đầu ca làm việc của họ như bao ngày bình thường khác, theo VTC.

Nhưng một việc bất chợt xảy ra khiến ai cũng bất ngờ, một chiếc máy bay, loại vận tải hành khách 4 động cơ cánh quạt Douglas DC 4 bất ngờ xuất hiện trong tầm mắt các kiểm soát viên không lưu, nhưng lại không hề hiển thị trên màn hình radar.

"Chúng tôi nhìn thấy chiếc máy bay bằng mắt thường. Nhưng radar lại không hiển thị hình ảnh của nó", Juan nhớ lại.

Sau một lúc quét tần số, cuối cùng Juan và các đồng nghiệp đã kết nối được với chiếc DC 4.

"Đây là Caracas, các anh từ đâu đến?", nhân viên không lưu hỏi.

"Ôi Chúa ơi, chúng tôi là máy bay 914 của Hãng hàng không Mỹ Pan American Airways bay từ New York đi Florida với 4 thành viên phi hành đoàn và 57 hành khách. Chúng tôi phải bay ra sao?", phi công chiếc DC 4 hồi đáp.

"914, các anh hơi lệch về hướng nam rồi, Đây là Venezuela. Các anh xuất phát từ lúc nào? - "Chúng tôi cất cánh lúc 6h50 sáng 2/7".

Juan lúc này mới bắt đầu thắc mắc bởi không có khả năng bay từ New York đến Venezuela chỉ trong hơn 2 tiếng và hôm đó là một buổi sáng tháng 5 chứ không phải tháng 7 như viên phi công thông báo. Nghi ngờ nghe nhầm, các đồng nghiệp của anh hỏi lại để chắc chắn: "Các anh xuất phát ngày nào?". Và tất cả đều không khỏi ngỡ ngàng khi nhận được câu trả lời 2/7/1955, tức là chiếc máy bay đã xuất phát từ 37 năm trước và dự kiến sẽ hạ cánh ở sân bay quốc tế Miami lúc 9h55 sáng.

"Các anh nghe này, đây là Caracas, Venezuela, Nam Mỹ và hôm nay là 21/5/1992", nhân viên kiểm soát không lưu thông báo sau khi tra cứu dữ liệu và nhận ra rằng chiếc máy bay xuất hiện trước mắt anh là chiếc phi cơ đã mất tích cách đây 37 năm và bị nghi đã rơi xuống biển.

Viên phi công chiếc DC 4 sững sờ khi nghe tin này và gần như không thể giữ được bình tĩnh khi phát hiện mình đã bay tới Nam Mỹ từ New York trong ngót nghét 4 thập kỷ.

Juan nhớ rằng lúc đó các đồng nghiệp của anh đã cố gắng giúp viên phi công bình tĩnh để có thể hạ cánh một cách an toàn.

Không lâu sau đó, máy bay hạ cánh xuống đường băng. Từng nhóm hành khách bước xuống, trong đó có cả những đứa bé chỉ mới 6, 7 hoặc 10 tuổi. Điều kỳ lạ hơn là cuống vé trên tay họ đều ghi rõ dòng chữ "Giờ bay 6h50, ngày 2/7/1955".

Hàng loạt câu hỏi được đặt ra lúc này, nếu chiếc máy bay khởi hành cách đây 37 năm, những đứa trẻ cũng đã phải trên 40 tuổi. Và càng đau đầu hơn khi các hành khách đều nói rằng họ tưởng máy bay chỉ cất cánh được 2 tiếng.

Cảnh sát sau đó cũng kiểm tra thẻ căn cước của họ và xác nhận đây chính xác là những hành khách có mặt trên chiếc máy bay mất tích cách đây 37 năm. Chỉ có điều người thân, vợ hoặc chồng của các hành khách mới chỉ trạc 20, 30 này nếu không già cả thì cũng đã chết vì tuổi già.

Các nhà khoa học khi đó cũng đã vào cuộc nhưng không ai có thể lý giải nổi điều này. Đến lúc này, các nhà thuyết âm mưu mới vào cuộc và khẳng định rằng đây là minh chứng cho sự tồn tại của lỗ hổng thời gian. Theo đó, những hành khách trên chuyến bay nói trên đã lạc vào vùng không gian không xác định khiến 2 tiếng bay của họ tại đó dài bằng 37 năm ngoài hiện thực. Đó là lý do khiến họ không già đi và vẫn trẻ trung như khi họ mất tích năm 1955.

Tất nhiên, đây chỉ là những thuyết âm mưu được đặt ra mà không thể chứng mình được. Bởi trên thực tế, không có bức ảnh nào chụp lại chiếc máy bay bí ẩn này hay thông tin về các hành khách. Tất cả những điều mà người ta biết đến chỉ là những chi tiết được ghép nối và đồn thổi trên báo chí.

GIA BẢO (T/h)

Tin nổi bật