Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Sự thật thông tin dùng kim chích 10 đầu ngón tay có thể cứu người đột quỵ

(DS&PL) -

Việc dùng kim chích vào 10 đầu ngón tay cho đến khi có máu rỉ ra, chờ đến khi bệnh nhân tỉnh lại mới đưa đi cấp cứu là một cách làm phản khoa học, làm mất thời gian vàng.

Việc dùng kim chích vào 10 đầu ngón tay cho đến khi có máu rỉ ra, chờ đến khi bệnh nhân tỉnh lại mới đưa đi cấp cứu là một cách làm phản khoa học, làm mất thời gian vàng.

Mạng xã hội đang lan truyền thông tin dùng kim chích vào 10 đầu ngón tay có thể cứu được người đột quỵ. Theo hướng dẫn này, có thể dùng một cây kim may chích vào đầu ngón tay, cách móng tay độ một milimét cho đến khi có máu rỉ ra. Như thế, khi máu đã chảy từ cả mười đầu ngón tay, chỉ chờ vài phút thì bệnh nhân sẽ tỉnh dậy. Bước tiếp theo là châm vào hai bên dái tai mỗi bên 2 mũi, cho đến khi máu nhỏ giọt ra. Sau vài phút, bệnh nhân sẽ tỉnh lại.

Nhiều cư dân mạng cho rằng đây là một phương pháp sơ cứu mà mọi người nên biết, nó sẽ cứu được mạng sống của những người bị tai biến mạch mạch máu não.

Thay vì dùng kim chọc vào đầu ngón tay bệnh nhân, người thân cần gọi cấp cứu. Ảnh: Internet

Tuy nhiên, theo ý kiến của TS Dương Đức Hùng, Trưởng đơn vị phẫu thuật tim mạch, Viện Tim mạch Bạch Mai (Hà Nội) thông tin này không có cơ sở khoa khọc. Việc dùng kim chích vào 10 đầu ngón tay, dái tai để giúp bệnh nhân tỉnh, sau đó mới đưa đi cấp cứu là một cách làm phản khoa học, làm mất thời gian vàng.

Với bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, cần phải được đưa đi cấp cứu kịp thời, giảm thiểu di chứng là vô cùng quan trọng. Khi bị tai biến, người bệnh cần có sự can thiệp của học hiện đại, cần đưa bệnh nhân đến chuyên khoa tim mạch, thần kinh cấp cứu.

Các chuyên gia khuyến cáo, điều trị tai biến mạch máu não kết quả thấp, hậu quả để lại thường khủng khiếp. Nặng thì tử vong do ổ xuất huyết (hoặc nhồi máu) quá lớn, di chứng liệt giường, loét do tỳ đè, tai biến mạch máu não tái phát, nhiễm trùng phổi, tiết niệu bội nhiễm...

Khi đã xảy ra tai biến thì khó mà tránh được di chứng dù đến sớm và được xử lý tốt mà chỉ có thể giảm thiểu di chứng. Trường hợp may mắn không chết thì cũng để lại di chứng, có ca không điều trị được, nặng có thể rơi vào trạng thái thực vật, hôn mê sâu, thậm chí dẫn đến tử vong.

Các dấu hiệu và triệu chứng khác của đột quỵ bao gồm:

Yếu hoặc tê một nửa người, bao gồm cả hai chân

Giảm hoặc mất thị lực, đặc biệt là ở một bên mắt

Đau đầu dữ dội - đau đầu đột ngột - đau đầu không có nguyên nhân rõ ràng

Chóng mặt, đứng không vững hoặc đột ngột ngã mà không rõ nguyên nhân, đặc biệt nếu có kèm với bất cứ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào khác

Các yếu tố nguy cơ của đột quỵ bao gồm: có huyết áp cao, có tiền sử bị đột quỵ, hút thuốc lá, có bệnh đái tháo đường và tim mạch. Nguy cơ đột quỵ cũng tăng theo độ tuổi.

Hoàng Giang (T/h)

Tin nổi bật