Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Sự thật đằng sau những mái tóc nối và ngành công nghiệp tóc

(DS&PL) -

Ngành công nghiệp tóc đang ngày càng trở nên ‘hot’. Và Ấn Độ là quốc gia xuất khẩu tóc hàng đầu trên thế giới. Tóc của các cô gái Ấn Độ được đánh giá rất cao...

Ngành công nghiệp tóc đang ngày càng trở nên ‘hot’. Và Ấn Độ là quốc gia xuất khẩu tóc hàng đầu trên thế giới. Tóc của các cô gái Ấn Độ được đánh giá rất cao và thường được gọi bằng cái tên "mái tóc trinh nữ" vì chưa từng nhuộm màu hay tạo kiểu, không sử dụng dầu gội hóa chất.

Nhu cầu thị trường về lĩnh vực thời trang đang ngày một tăng cao, đặc biệt đối với phụ nữ mái tóc ngày càng được chú trọng, phụ nữ thích thay đổi các kiểu tóc, vì thế mà ngành công nghiệp tóc nối, tóc giả đang trở thành ngành công nghiệp ‘hot’.


Tuy nhiên, để có được hàng triệu tấn tóc mỗi năm cho ngành công nghiệp thời trang tại các quốc gia phát triển, nhiều người phụ nữ Ấn Độ đã phải chấp nhận kiếp sống "nuôi tóc kiếm tiền". Ở Ấn Độ, người dân coi việc nuôi tóc để bán là một ‘ngành nghề’ béo bở.


Ngày nay, phụ nữ không còn nhu cầu nối tóc bằng những sợi tóc giả nilon cứng nhắc, xác sơ, thiếu tự nhiên nữa. Thứ họ cần cao cấp hơn nhiều, đó là thứ tóc thật được lấy từ người thật. Nhiều người nói họ không tiếc tiền, một khi đã có nhu cầu làm đẹp họ muốn phải đẹp tuyệt đối.


Theo Guardian, Ấn Độ là quốc gia xuất khẩu tóc hàng đầu trên thế giới. Tóc của các cô gái Ấn Độ được đánh giá rất cao và thường được gọi bằng cái tên "mái tóc trinh nữ" vì chưa từng nhuộm màu hay tạo kiểu, không sử dụng dầu gội hóa chất, người Ấn Độ cũng thường xuyên chải đầu và dùng dầu dừa vì vậy mái tóc của họ rất mượt và chắc khỏe.

[poll3]1257[/poll3]

Ngoài ra, những người phụ nữ tại các quốc gia như Brazil hay Peru được đánh giá cao vì mái tóc dày dặn. Nếu những người phụ nữ nông thôn đồng ý bán tóc, những kẻ đi buôn sẽ xử lý tóc ngay tại chỗ. Tuy nhiên, tóc của người Trung Quốc lại không được đánh giá cao.

Thậm chí, tại nhiều nơi như Nga, Ukraina, người ta còn đồn đại rằng những phần tóc để làm tóc nối, tóc giả được lấy từ tóc của tù nhân.

Trung bình một người phụ nữ sẽ rụng 50 - 100 sợi tóc một ngày. Và chắc chắn, những kẻ buôn tóc cũng không muốn bỏ phí những loại tóc như vậy. Họ thường đến các cửa hàng làm tóc để thu thập những phần tóc sau khi cắt xong.

Thông thường với những phần tóc hư tổn này, họ sẽ mua được với giá rẻ hoặc đổi bằng những vật phẩm khác. Tùy vào loại tóc khác nhau mà người ta sẽ chế ra được những bộ tóc giả hay tóc nối với chất lượng khác.

Truyền thông các nước đã dẫn lời Victoria Beckham phát biểu vào năm 2003 rằng "mái tóc giả của tôi tới từ những tù nhân Nga, vì thế tôi mang khối tế bào của người Nga trên đầu" có lẽ nhiều người cô nói đùa cho tới khi cơ quan Cải cách Nhà tù Trung tâm Moscow thừa nhận rằng : những quản tù bị ép cạo râu và bán tóc của những tù nhân.

Nhờ những câu chuyện đáng sợ như vậy mà những công ty danh tiếng cố gắng đảm bảo rằng tóc họ bán là "hợp với luân thường đạo lý". Balmain Hair giải thích rằng họ có nguồn tóc từ Trung Quốc trong gần 50 năm và trả cho những người phụ nữ số tiền tương đương với lương 6 tháng của một người đàn ông (mặc dù không đưa ra số liệu chính xác).


Tuy nhiên, ngoài việc thu mua tóc, để có được mái tóc nối hoàn thiện tới tay người sử dụng, ngành công nghiệp “vàng đen” này còn phải trải qua rất nhiều công đoạn.

Tùy vào loại tóc khác nhau mà người ta sẽ chế ra những bộ tóc giả hay tóc nối có chất lượng khác nhau. Công việc đầu tiên các công nhân sẽ làm là gỡ tóc, đây là công việc khá vất vả và đòi hỏi tính tỉ mỉ rất cao, trung bình một nhân công chỉ gỡ được 150g tóc mỗi ngày. Sau khi gỡ xong tóc sẽ được làm mượt và chải bằng lược, cuối cùng người thợ sẽ phân tóc thành những đoạn dài bằng nhau và buộc lại.

Tóc sau đó sẽ được đem đi nhuộm màu, đây là khâu rất quan trọng để làm ra những bộ tóc giả đẹp hoàn hảo. Tùy vào nhu cầu của khách hàng mà người nhuộm sẽ sử dụng các loại dung dịch hóa học khác nhau. Để có được màu sáng như vàng óng, bạch kim, tóc phải được ngâm 20 ngày, trong khi đó các màu tóc nâu hay đỏ thì chỉ cần 10 ngày. Để lượng tóc được nhiều hơn, người ta pha tóc với lông đuôi ngựa hoặc trộn thêm các loại tóc tổng hợp. Tùy vào lượng tóc pha nhiều hay ít mà các bộ tóc sẽ có giá khác nhau.


Tất cả các công đoạn để làm nên mái tóc giả đều được hoàn thành bằng tay và đòi hỏi sự tỉ mẩn của các công nhân, thế nhưng ngược lại các công nhân này được trả công rất ít ỏi. Đa số các nhà máy làm tóc được đặt tại Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Myanmar và những công nhân làm tóc đều là lao động nghèo khổ. Trong khi đó những tay buôn thì kiếm bộn tiền từ những phi vụ mua bán tóc và những nhà tạo mẫu tóc sẽ ăn lợi nhuận gấp đôi, gấp ba từ khách hàng.

Gloria King, một người bán tóc tại Mỹ cho biết "Những người lao động thường rất nghèo. Chúng tôi chỉ phải trả 45$ (1 triệu VNĐ) và họ có thể nuôi gia đình trong 3 tuần".

Được biết, những nhà tạo mẫu tóc sẽ ăn lợi nhuận gấp đôi, gấp ba từ khách hàng. Trung bình một khách làm tóc sẽ phải trả từ 20 triệu VNĐ - 30 triệu VNĐ cho một lần làm tóc, tùy vào độ dài và số lượng.

Theo Guardian

Tin nổi bật