Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

[E] Sự khắc nghiệt bên trong những cơ sở "cai nghiện Internet" ở Trung Quốc

(DS&PL) -

Một bộ phim tài liệu đã đang gây sự chú ý khi tái hiện khung cảnh khắc nghiệt bên trong những cơ sở “cai nghiện Internet” ở Trung Quốc, từ những gì mà nhà sản xuất phim từng đích thân trải nghiệm.

$Title <% include MetaTags %>

Sự khắc nghiệt bên trong những cơ sở "cai nghiện Internet" ở Trung Quốc

Bích Thảo

Một bộ phim tài liệu đã đang gây sự chú ý khi tái hiện khung cảnh khắc nghiệt bên trong những cơ sở “cai nghiện Internet” ở Trung Quốc, từ những gì mà nhà sản xuất phim từng đích thân trải nghiệm.

Kể từ năm 2002, hàng nghìn thanh thiếu niên Trung Quốc bị cho là "con nghiện Internet" và được đưa vào các bệnh viện tâm thần để điều trị tâm lý, rèn kỷ luật quân đội và trong một số trường hợp, thậm chí còn phải điều trị bằng sốc điện, theo Sixth Tone.

Khung cảnh về cơ sở “cai nghiện” trên được tái hiện trong bộ phim thực tế ảo (VR) “Diagnosia”, mang đến cái nhìn kinh hoàng bên trong một cơ sở cai nghiện Internet ở Trung Quốc. Phim vừa được công chiếu tại Liên hoan phim Sundance.

Hình ảnh trong bộ phim thực tế ảo "Diagnosia". Ảnh: Sixthtone.

Thức dậy sau một giấc mơ dài và thấy mình đang ở trong một ký túc xá xa lạ. Căn phòng thiếu ánh sáng, không có gì ngoài bốn chiếc giường khung sắt, một chiếc bàn và vài chiếc ghế.

Trên tường nhà có treo một tấm áp phích ghi chi tiết lịch trình hàng ngày như thức dậy lúc 5h30 và đi ngủ lúc 21h30. Ngoài các bữa ăn và vệ sinh cá nhân, thời gian cả ngày được dành cho ba hoạt động: cải tạo, rèn luyện quân đội và làm đánh giá tâm lý.

Tấm áp phích còn ghi rằng bạn được bố mẹ gửi đến đây vào ngày 30/8 để gặp bác sĩ tâm lý và có thể trở về nhà sau khi tư vấn xong. Tuy nhiên, trên thực tế, bạn đã bị nhốt ở đây vô thời hạn. Chỉ bác sĩ tâm lý mới có thể quyết định khi nào bạn sẽ được trở về.

Một phân cảnh khác trong "Diagnosia". Ảnh: Sixthtone.

Bộ phim lấy từ trải nghiệm của Zhang Mengtai, một trong những nhà sản xuất phim. Bản thân Zhang đã bị đưa vào một trong những cơ sở cai nghiện này năm anh 17 tuổi. Mặc dù chỉ ở đó trong một tháng, sự đối xử “vô nhân đạo” mà Zhang nhận được đã ám ảnh anh trong suốt hơn 10 năm sau.

Trang Sixth Tone thông tin, các cơ sở cai nghiện Internet lần đầu tiên xuất hiện ở Trung Quốc cách đây khoảng 20 năm. Vào năm 2002, 4 trẻ vị thành niên đã phóng hỏa và thiêu rụi một quán cà phê Internet ở Bắc Kinh khiến 25 người thiệt mạng, nguyên nhân chỉ vì chúng không được cho vào trong cửa hàng.

Vụ việc đã gây chấn động trên toàn đất nước Trung Quốc, đồng thời làm dấy lên sự hoang mang về các vấn đề đạo đức cũng sự mối nguy hiểm từ Internet. Theo đó, những thanh thiếu niên dành hàng giờ để chơi các trò chơi trực tuyến, được biết đến là ngày càng có khả năng nguy hiểm.

Giữa những lo ngại về vấn đề này, nhà hoạt động Tao Hongkai đã thu hút sự chú ý của công chúng khi tuyên bố rằng ông đã phát triển một phương pháp điều trị "chứng nghiện Internet". Khi đó, ông đã mở trung tâm cai nghiện Internet đầu tiên ở Trung Quốc và nó đã trở nên rất nổi tiếng. Các bậc cha mẹ ở xứ tỷ dân bắt đầu gửi con mình vào trung tâm này.

Đến năm 2009, có hơn 300 phòng khám cai nghiện Internet hoạt động trên khắp Trung Quốc. Tuy nhiên, các cơ sở này đã bị chỉ trích vì cách đối xử thô bạo với những bệnh nhân trẻ tuổi. Cũng trong năm 2009, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV đã có một tiết lộ chấn động về liệu pháp sốc điện để chữa tâm thần tại các cơ sở này.

Ở cơ sở điều trị của Zhang, họ không áp dụng liệu pháp sốc điện, tuy nhiên anh và những bệnh nhân khác buộc phải dùng thuốc trầm cảm 2 lần/ngày. Zhang kể lại, các y tá sẽ chiếu đèn pin vào miệng để kiểm tra xem bệnh nhân có giấu viên thuốc dưới lưỡi hay không.

Trong quá trình rèn luyện quân đội, các huấn luyện viên có thể đánh Zhang bất cứ khi nào anh không nghe lời. Anh đã nhiều lần bị nhốt ở phòng tối một mình trong vòng nhiều ngày. Đặc biệt, điều đáng sợ nhất của viện tâm thần này là anh phải vâng theo bất kỳ luật lệ nào mà những người ở đây bất chợt đề ra.

Họ gọi đây là “liệu pháp Morita” - ám chỉ một hình thức trị liệu tâm lý được phát triển ở Nhật Bản vào đầu thế kỷ 20, tập trung vào việc buộc bệnh nhân phải ở một mình với những suy nghĩ của họ.

Sau cùng, Zhang đã được rời khỏi trung tâm vào cuối năm 2007, thời điểm đó chính phủ Trung Quốc cũng yêu cầu đóng cửa các cơ sở cai nghiện Internet. Bắt nguồn từ câu chuyện được kênh truyền hình CCTV đăng tải vào năm 2009, một cậu bé 16 tuổi đã bị nhân viên tại một cơ sở cai nghiện Internet đánh đến tử vong.

Sau khi rời khỏi cơ sở cai nghiện Internet, Zhang đã cố gắng tiếp tục cuộc sống của mình. Anh lấy được bằng đại học về mỹ thuật và nghệ thuật của Đại học London và Đại học Columbia ở New York (Mỹ).

Trong suốt 10 năm, Zhang gần như đã quên đi ký ức của mình trong cơ sở cai nghiện, cho đến khi anh nghe được một bản tin về việc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận “rối loạn chơi game” là một tình trạng bệnh lý.

Zhang quyết định kiểm tra xem trung tâm cai nghiện nơi anh từng bị giam giữ có còn ở đó không. Anh vô cùng ngạc nhiên vì nó vẫn hoạt động nhưng dưới một cái tên và địa chỉ khác.

Trên thực tế, những phòng khám cai nghiện Internet ở Trung Quốc chưa bao giờ biến mất. Ở nền tảng thông tin kinh doanh Tianyancha, hơn 50 công ty được liệt kê là cung cấp dịch vụ điều trị chứng nghiện Internet.

Đáng chú ý, phòng khám này công bố một nghiên cứu đề xuất một bộ tiêu chuẩn chẩn đoán chứng “rối loạn chơi game” dựa trên việc điều trị bệnh nhân của họ. Nghiên cứu nhận được nhiều sự quan tâm trong giới khoa học, thậm chí ảnh hưởng đến suy nghĩ của công chúng về chứng rối loạn chơi game ở Mỹ.

Tuy nhiên, theo Zhang, bài nghiên cứu này của Tao Hongkai tồn đọng rất nhiều vấn đề. Trước hết, những kết quả này đều đi ngược lại với tiêu chuẩn đạo đức thông thường.

“Họ không nói với chúng tôi về nghiên cứu này. Nhiều người đã bị lừa vào đây hoặc thậm chí là bị chính bố mẹ chuốc thuốc ngủ để đưa vào”,

Zhang Mengtai nói.

Bên cạnh đó, các bệnh nhân đều không có những dấu hiệu tâm thần quá nghiêm trọng. Bản thân anh chơi game không quá 6 giờ trong vòng 3 tháng nhưng cuối cùng vẫn bị đưa vào viện để “điều trị”.

Theo đánh giá của Zhang, những phòng khám này hoạt động chỉ vì lợi nhuận. Vào năm 2007, trung tâm cai nghiện của Tao Hongkai thu phí bệnh nhân hơn 10.000 NDT mỗi tháng (hơn 34 triệu đồng).

Đặc biệt, chính những cơ sở này dường như không biết rằng liệu phương pháp điều trị của họ có hiệu quả hay không.

“Nhiều người vào đây không phải vì nghiện game và rồi sau đó họ được thả ra ngoài cũng không phải vì đã ‘khỏi bệnh’. Tất cả giống như một tấn hài kịch”,

Zhang chia sẻ với Sixth Tone.

“Diagnosia” đã và đang tạo nên làn sóng trong giới điện ảnh. Bộ phim đã nhận được đề cử cho các giải thưởng tại một số liên hoan phim quốc tế, bao gồm Liên hoan Phim Tài liệu Quốc tế Amsterdam (IDFA) và Liên hoan Phim Sundance. Nó cũng đoạt giải Tác phẩm Trung Quốc xuất sắc nhất tại Sandbox Immersive Festival. Một bản phát hành thương mại cho bộ phim vẫn chưa được xác nhận.

Nội dung: Bích Thảo (Theo Sixth Tone)

DOISONGPHAPLUAT.COM |

<% include googleAnalystic %>

Tin nổi bật