Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Sử dụng sản phẩm tế bào gốc để làm đẹp: Bản chất thật sự là gì?

(DS&PL) -

“Sản phẩm tế bào gốc thường phải bảo quản ở môi trường ni tơ -80 độ C, còn các sản phẩm được quảng cáo là tế bào gốc tràn lan trên thị trường đều là

“Sản phẩm tế bào gốc thường phải bảo quản ở môi trường ni tơ -80 độ C, còn các sản phẩm được quảng cáo là tế bào gốc tràn lan trên thị trường đều là nuôi cấy từ công nghệ tế bào gốc” – Bác sĩ Cao Xuân Ngọc khẳng định.

Chị Đào Thị B. (sinh năm 1996, ở Bắc Ninh) luôn mặc cảm vì làn da mụn và dầu. Chị B. kể đã đi khám da liễu và uống thuốc nên mụn trứng cá bọc có giảm nhưng để lại sẹo rỗ khiến chị thiếu tự tin.

Từ hồi cấp 3, mặt chị B. đã bị mụn nhưng vì nghĩ đó là mụn trứng cá tuổi dậy thì nên chị đã không chăm sóc da cẩn thận. Đến khi vào đại học, mụn của chị vẫn nhiều và đi khám đều được chẩn đoán viêm da mụn bọc, điều trị trong thời gian khá dài nhưng không thấy hiệu quả.

Nhiều người tin rằng sử dụng tế bào gốc sẽ giúp cải thiện làn da. Ảnh minh họa

Gần đây, chị B. thấy trên mạng xã hội quảng cáo sản phẩm chăm sóc da tế bào gốc dành cho da mụn, giúp loại bỏ mụn khá hiệu quả. Tế bào gốc này được giới thiệu sẽ thẩm thấu làm cho những sẹo lồi lõm trên khuôn mặt giảm đi trông thấy. Sản phẩm được quảng cáo có rất nhiều tác dụng mà giá khá rẻ, chỉ 350 nghìn đồng và sử dụng được trong vòng một tháng.

Muốn cải thiện làn da mụn của mình, chị B. không ngần ngại đặt mua sản phẩm. Tuy nhiên, sau một thời gian dùng thử, mụn trên mặt chị chẳng những không thuyên giảm mà còn xuất hiện nhiều hơn, da mặt cũng viêm nặng hơn. Vì vậy nên chị B. đành ngậm ngùi, chấp nhận “tiền mất, tật mang”.

Được biết, sử dụng tế bào gốc làm đẹp nói chung và để chăm sóc da nói riêng là một phương pháp mới xuất hiện nhưng đã nhanh chóng trở thành xu hướng làm đẹp được nhiều người tin dùng. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, cần hiểu đúng về các sản phẩm làm đẹp bằng tế bào gốc này.

Bác sĩ Cao Xuân Ngọc

Theo bác sĩ Cao Xuân Ngọc – giảng viên Laser thẩm mỹ, khoa Y Dược, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, rất nhiều người từng hỏi ông về phương pháp làm đẹp bằng tế bào gốc và ngỏ ý muốn được thử phương pháp này. Bên cạnh đó, cũng có không ít người than phiền da mụn hơn, mặt nhăn hơn sau khi sử dụng các sản phẩm được quảng cáo tế bào gốc.

Bác sĩ Ngọc cho biết, hiện nay, các sản phẩm quảng cáo tế bào gốc đều không phải  tế bào gốc. Bởi vì, tế bào gốc thực sự thì cần bảo quản rất cẩn thận, nhiệt độ phải đạt tối thiểu -80oC trong bình nitơ chứ không phải bảo quản dễ dàng ở nhiệt độ bình thường.

Thực chất, các sản phẩm này chỉ là sản xuất theo công nghệ của tế bào gốc, được nuôi cấy từ tế bào gốc nhung hươu, táo,… Sau khi được nuôi cấy, tế bào này sẽ nhân lên và tiết ra một chất gọi là cytokine nhằm tạo ra môi trường nuôi dưỡng cho tế bào. Sau đó, các dịch ngoại bào này sẽ được hút ra, cho vào lọ và được gọi chung thành sản phẩm tế bào gốc.

Vì là chất dinh dưỡng nên nó sẽ không chứa nhân tế bào hay ADN. Sản phẩm này không có yếu tố tăng trưởng nên không thể xóa nhăn hay điều trị sẹo.

“Những thứ được mua bán, trưng bày công khai trên thị trường không phải là sản phẩm nuôi cấy từ tế bào gốc mà nó được làm từ chất tăng trưởng dạng tổng hợp hoặc một số thành phẩm từ HA (Hyaluronic Acid), có khả năng giữ nước rất tốt nên khi bôi lên da sẽ khiến da căng mọng ngay” – bác sĩ Ngọc phân tích.

Cũng theo bác sĩ Ngọc, hiện nay, các sản phẩm được điều chế từ tế bào gốc vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu. Hiệu quả của nó vẫn còn gây nhiều tranh cãi và bị cấm sử dụng tại nhiều nước trên thế giới. Vì vậy, để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra, người tiêu dùng nên cân nhắc khi sử dụng những sản phẩm này, tránh dùng phải những sản phẩm gây hại cho làn da của chính mình.

Vũ Đậu

Tin nổi bật