Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Sử dụng bằng cấp giả, nữ bác sĩ "rởm" ngang nhiên hành nghề tại nhiều bệnh viện

  • Bảo An
(DS&PL) -

Trần Xuân Ngọc khai nhận được cơ quan cử đi học bác sỹ. Tuy nhiên qua quá trình điều tra, hoàn toàn không có tên của Ngọc trong danh sách được cử đi học và cũng không có tên trong danh sách công nhận tốt nghiệp đại học hệ chính quy của Trường đại học Y Dược TP.HCM.

Theo Người đưa tin pháp luật, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai cho biết, đơn vị vừa hoàn tất kết luận điều tra và chuyển hồ sơ, tài liệu sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố bị can Trần Xuân Ngọc, thường trú tại TP.HCM về hành vi Sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan tổ chức.

Trần Xuân Ngọc tại cơ quan công an. Ảnh:  Người đưa tin pháp luật

Theo kết luận điều tra, vào cuối tháng 4/2020, Thanh tra Sở Y tế tỉnh Đồng Nai kiểm tra phòng khám đa khoa Đ.P. (ấp Phước Lý, xã Đại Phước, huyện Nhơn Trạch) phát hiện bằng tốt nghiệp đại học y khoa mang tên Trần Xuân Ngọc có nhiều nghi vấn được làm giả nên tạm giữ và chuyển hồ sơ đến Phòng An ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh Đồng Nai để xác minh, làm rõ.

Qua xác minh ban đầu, bằng tốt nghiệp trên của Ngọc có dấu hiệu bị làm giả nên chuyển hồ sơ, tài liệu đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Nhơn Trạch thụ lý theo quy định.

Báo Đồng Nai đưa tin, tại cơ quan điều tra, Trần Xuân Ngọc khai: Năm 1996, Ngọc là thí sinh phổ thông dự thi  vào Trường đại học Y Dược TP.HCM, nhưng bị rớt. Sau đó, Ngọc được Sở Nội vụ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cử đi học tại Trường đại học Y Dược TP.HCM theo hệ cử tuyển bằng ngân sách của tỉnh.

Ngọc nói rằng mình đã học lớp bác sĩ Y đa khoa. Sau khi tốt nghiệp, Ngọc sử dụng tấm bằng trên đi xin việc và được nhận vào làm việc tại nhiều bệnh viện tại TP.HCM và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Nhận thấy có nhiều nghi vấn trong lời khai của đối tượng Ngọc, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Nhơn Trạch đã làm việc với các cơ quan, trường học có liên quan để xác minh thêm thông tin.

Đúng như mọi nghi vấn của cơ quan điều tra, các đơn vị này đều khẳng định Ngọc không có tên trong danh sách được cử đi học và cũng không có tên trong danh sách công nhận tốt nghiệp đại học hệ chính quy của Trường đại học Y Dược TP.HCM. Ngoài ra, kết luận giám định con dấu, chữ ký trên bằng đều là giả.

Bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ đấu tranh, cùng với những chứng cứ xác đáng, cuối cùng, Ngọc phải thừa nhận đã nhờ người thân (hiện đã mất) làm giả tấm bằng trên. Tổng số tiền lương Ngọc nhận được từ các bệnh viện, đơn vị bảo hiểm xã hội từ lúc hành nghề đến nay là gần 637 triệu đồng.

Bảo An (T/h)

Tin nổi bật