Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Startup Việt - Foody chính thức bị thâu tóm?

(DS&PL) -

Trong hồ sơ IPO của Startup Sea cho thấy, công ty này đã mua một lượng lớn cổ phần của một nhà cung cấp dịch vụ đặt và vận chuyển đồ ăn không rõ tên ở Việt Nam.

Trong hồ sơ IPO của Startup Sea cho thấy, công ty này đã mua một lượng lớn cổ phần của một nhà cung cấp dịch vụ đặt và vận chuyển đồ ăn không rõ tên ở Việt Nam.

Từ các nguồn tin thân cận, tờ Dealstreetasia nhận định, Foody chính là công ty được nhắc đến. Tuy nhiên, cả Sea và Foody đã đều từ chối bình luận về thông tin này.

"Chúng tôi hướng tới việc theo đuổi những khoản đầu tư chiến lược và cơ hội thâu tóm để tăng lượng người dùng, tăng cường sự xâm nhập thị trường và mở rộng mạng lưới cung cấp, bao gồm dịch vụ và sản phẩm bổ sung. Ví dụ, tháng 7/2017, chúng tôi đã hoàn tất thương vụ mua lại cổ phần kiểm soát tại một công ty cung cấp nền tảng trực tuyến cung cấp dịch vụ đánh giá, đặt và vận chuyển đồ ăn tại Việt Nam", hồ sơ IPO của Sea ghi rõ.

Sea, trước đây gọi là Garena, là nhà đầu tư vào Foody trong vòng gọi vốn Series B. Foody tiếp tục nhận rót vốn từ công ty Mỹ là Tiger Global Managemetn trong Series C, chỉ 3 tuần sau Series B. Giá trị cả 2 vòng đầu tư hiện chưa được tiết lộ.

Trong khi đó, tài liệu của Sea cho biết việc mua lại đã giúp củng cố hệ sinh thái người dùng cho AirPay, nền tảng dịch vụ tài chính của công ty. DeliveryNow – mảng phân phối thực phẩm của Foody hiện đang sử dụng AirPay sau khi AirPay ra mắt tại Việt Nam vào năm 2014.

Mặc dù chủ yếu hoạt động tại Việt Nam, Foody cũng đã có mặt tại Indonesia và đang thăm dò thị trường Thái Lan. Ngoài việc đánh giá, review nhà hàng, Foody đồng thời sở hữu nền tảng đặt món ăn, một doanh nghiệp vận chuyển đồ ăn và hệ thống POS. 

Năm ngoái, công ty đã đầu tư vào Jamja.vn tại Hà Nội trong khi đó, cả 3 mảng kinh doanh của Sea – gồm nền tảng giải trí trực tuyến Garena, AirPay và mảng thương mại điện tử Shopee đều đã có mặt tại Việt Nam.

"Chúng tôi tin rằng thị phần của chúng tôi ở khu vực Đông Nam Á vẫn còn tương đối thấp nên sẽ có nhiều cơ hội tăng trưởng. Chúng tôi cũng tin rằng việc mở rộng phạm vi hoạt động của chúng tôi trên mỗi mảng kinh doanh sẽ tăng khả năng cạnh tranh, giúp bảo vệ và phát triển vị thế trên thị trường", Sea nói.

Greater Đông Nam Á còn đề cập đến 7 thị trường gồm Indonesia, Đài Loan, Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Malaysia và Singapore.

Mới đây Sea đã nộp hồ sơ IPO lên sàn giao dịch chứng khoán New York với kỳ vọng thu về 1 tỷ USD.

Tháng 5/2017, công ty này đã huy động được 550 triệu USD trong vòng Series E và đổi thên thành Sea Limited. Điều này giúp Sea có cơ hội mở rộng thị trường, tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ lớn trong lĩnh vực thương mại điện tử tại thị trường này.

(Theo Dealstreetasia)

Tin nổi bật