Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Sophia, công dân robot đầu tiên mặc áo dài khi tới Việt Nam và bài phát biểu về 4.0

(DS&PL) -

Trong vấn đề giải quyết việc làm, Sophia cho rằng Việt Nam cần có chính sách đảm bảo quyền lợi cho những thành phần dễ bị tổn thương từ cách mạng công nghiệp 4.0.

Trong vấn đề giải quyết việc làm, Sophia cho rằng Việt Nam cần có chính sách đảm bảo quyền lợi cho những thành phần dễ bị tổn thương từ cách mạng công nghiệp 4.0.

Robot Sophia dự sự kiện. - Ảnh: soha.vn

Robot Sophia - Quán quân sáng tạo của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), là khách mời đặc biệt của Triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0 và Diễn đàn cấp cao Tầm nhìn và chiến lược phát triển đột phá trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 do Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương tổ chức ngày hôm nay (13/7).

Tại sự kiện, xuất hiện tại diễn đàn với chiếc áo dài màu trắng, Sophia gửi lời chào tới Việt Nam và khán giả. “Tôi là robot được thiết kế để sử dụng trí tuệ nhân tạo. Tôi muốn thế giới biết về sự phát triển bền vững, và những robot như tôi sẽ giúp mọi người đạt được thành tựu này nhanh hơn”, robot Sophia giới thiệu về mình.

Sophia nhận định, Việt Nam cần phải có những sáng tạo công nghệ, tận dụng các cơ hội như IoT, BigData… để có những bước nhảy vọt về kinh tế. 

Robot Sophia dự sự kiện. - Ảnh: soha.vn

Ở câu hỏi về những thách thức và cơ hội cho thế hệ trẻ trong cách mạng công nghiệp 4.0, Sophia nói: “Thế hệ trẻ cần được trang bị những kỹ năng cần thiết để sẵn sàng với những thách thức trong thời kỳ mới. Chúng ta không thể đạt được mục tiêu nếu những người trẻ tuổi bị bỏ lại phía sau”, Sophia nói.

Cô cho rằng Việt Nam phải liên tục tiến lên, trang bị những kỹ năng mới, tìm ra những công nghệ mới.

Sophia được kích hoạt vào ngày 19/4/2015 và lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng vào tháng 3/2016 tại Lễ hội South by Southwest ở Austin, Taxas, Mỹ. Sophia sẽ trò chuyện với con người và được kỳ vọng có thể phục vụ nhiều lĩnh vực trong cuộc sống như chăm sóc sức khoẻ, dịch vụ khách hàng hay giáo dục.

Sophia được tạo ra bởi David Hanson, CEO của công ty Hanson Robotics. Ông là nhà sáng chế robot và là một chuyên gia trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI). Trước đây, Hanson từng làm việc cho Disney - tập đoàn giải trí và truyền thông đa phương tiện lớn nhất thế giới trong vai trò một kỹ sư hình ảnh.

Robot Sophia dự sự kiện. - Ảnh: soha.vn

Sophia là người máy tiên tiến nhất mà công ty Hanson Robotics từng chế tạo. Robot được trang bị công nghệ trí tuệ nhân tạo, công nghệ nhận diện khuôn mặt, giọng nói và khả năng xử lý dữ liệu bằng hình ảnh.

Bên cạnh đó, các chương trình AI có khả năng phân tích các cuộc hội thoại và trích xuất dữ liệu, cho phép Sophia có thể học hỏi, cải thiện phản ứng và trở nên thông minh hơn trong tương lai.

Sophia có thể giao tiếp với con người bằng cả giọng nói và ánh mắt. Làn da mềm được làm từ silicon cao cấp, cùng với sự kết hợp của nhiều công nghệ tiên tiến cho phép robot thể hiện 62 sắc thái biểu cảm khác nhau trên khuôn mặt.

Ngày 25/10/2017, Sophia được Arab Saudi cấp quyền công dân như con người. Đây là một cột mốc lớn khi lần đầu tiên trong lịch sử robot trở thành công dân của một quốc gia. Robot Sophia thậm chí còn có nhiều quyền công dân hơn phụ nữ ở Arab Saudi khi không cần có người giám hộ và không cần mặc áo abaya - trang phục bắt buộc ở nơi công cộng của phụ nữ Arab Saudi, theo India Times.

[presscloud]3296[/presscloud]

NGUYỄN QUỲNH (T/h)

Tin nổi bật