Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Sóng thần Indonesia: Bàng hoàng trước con số thương vong lên tới hơn 1.800 người

(DS&PL) -

Tính đến tối 24/12, ít nhất 373 người được xác nhận đã thiệt mạng, hơn 1.450 người bị thương tại các khu vực ven biển Indonesia bị sóng thần tấn công.

Tính đến tối 24/12, ít nhất 373 người được xác nhận đã thiệt mạng, hơn 1.450 người bị thương tại các khu vực ven biển Indonesia bị sóng thần tấn công.

Khung cảnh tan hoang tại bờ biển Indonesia. Ảnh Reuters

"Ít nhất 373 người đã thiệt mạng, 1.459 người bị thương và 128 người vẫn mất tích. Cảnh báo sóng lớn sẽ được duy trì tới ngày 26/12", Reuters dẫn lời Sutopo Nugroho, người phát ngôn Cơ quan Giảm nhẹ Thiên tai Indonesia (BNPB), cho biết vào tối  (24/12).

Hội Y học Indonesia đã gửi thêm bác sĩ, thuốc men và trang thiết bị đến Banten, vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì sóng thần. Phần lớn nạn nhân là khách du lịch trong nước, đến các bãi biển du lịch tại vùng cho kỳ nghỉ lễ Giáng sinh và năm mới 2019.

Giới chức Indonesia cảnh báo số người tử vong sẽ còn tăng trong những ngày tới. Hàng trăm quân nhân và tình nguyện viên được điều động đến các bờ biển bị tàn phá bởi sóng thần để tìm kiếm nạn nhân.

Hàng trăm ngôi nhà, khách sạn, cửa hàng và tàu thuyền cũng bị sóng biển tàn phá khi ập vào bờ biển phía nam Sumatra và mũi phía tây của  đảo Java.

Đây là đợt sóng thần có số người tử vong cao thứ hai tại Indonesia trong năm 2018. Thảm họa kép động đất - sóng thần vào tháng 9 tại đảo Sulawesi khiến ít nhất 832 người thiệt mạng, đa số nạn nhân sống tại thành phố Palu.

Các chuyên gia cảnh báo nguy cơ xảy ra thêm sóng thần ở eo biển Sunda vẫn rất cao khi núi lửa Anak Krakatau trở nên bất ổn sau đợt phun trào mạnh.

Với vị trí địa lý đặc biệt, nằm trên "vành đai lửa" của Thái Bình Dương, Indonesia từng hứng chịu nhiều thiên tai như động đất, núi lửa và sóng thần trong lịch sử.

Khung cảnh tan hoang tại bờ biển Indonesia:

Một quan chức thuộc cơ quan ứng phó thảm họa Indonesia cho biết hệ thống phao cảnh báo sóng thần của nước này đã không hoạt động kể từ năm 2012, do vậy người dân không được cảnh báo trước khi sóng thần ập tới hôm 22/12. Ảnh: Reuters

Đây là đợt sóng thần có số người tử vong cao thứ hai tại Indonesia trong năm 2018. Ảnh: AP

Đội cứu hộ đã sử dụng máy xúc, các thiết bị hạng nặng, thậm chí cả tay không để đào bới các đống nổ nát ở khu vực xung quanh eo biển Sunda.  Ảnh: Reuters

Thi thể nạn nhân được tìm thấy sau trận sóng thần.  Ảnh: AP

Đội cứu hộ tiếp tục nỗ lực tìm kiếm các nạn nhân dưới đống đổ nát. Ảnh: AP

Những công trình bị phá hủy hoàn toàn. Ảnh: Reuters

Ảnh: AP

Một phụ nữ đứng trên đống đổ nát ở tây đảo Java chiều 24/12. Ảnh: Reuters

NGUYỄN QUỲNH (T/h)

Tin nổi bật