Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Sông Đà Thăng Long và Sông Đà Nha Trang có mối liên hệ thế nào?

(DS&PL) -

Không chỉ là đối tác trong liên danh thực hiện các dự án BĐS tại Nha Trang, Sông Đà Thăng Long cũng là cổ đông sáng lập, và cũng từng là “con nợ” của Sông Đà Nha Trang.

Không chỉ là đối tác trong liên danh thực hiện các dự án bất động sản tại Nha Trang, Sông Đà Thăng Long cũng là cổ đông sáng lập, và cũng từng là “con nợ” của Sông Đà Nha Trang.

Khu dân cư Cồn Tân Lập (ảnh: báo Khánh Hòa)

Khoản nợ xấu của cựu Tổng giám đốc Sông Đà Nha Trang Nguyễn Chí Uy

CTCP Sông Đà Thăng Long tiền thân là Chi nhánh của CTCP đầu tư phát triển Sông Đà được thành lập từ tháng 6/2005. Công ty chính thức hoạt động dưới hình thức CTCP từ ngày 05/12/2006.

Sông Đà Thăng Long được biết đến là chủ đầu tư nhiều dự án bất động sản lớn như: dự  án tổ hợp Usilk City với tổng mức đầu tư lên tới 10.000 tỷ đồng tại Hà Nội; Dự án Phú Xuân – Nhà Bè tại TPHCM; Dự án khu đô thị biển An Viên – Nha Trang…

Ngoài ra, Sông Đà Thăng Long cũng được biết đến là chủ đầu tư dự án Khu dân cư Cồn Tân Lập (Nha Trang) – dự án từng bị tố bán cùng một lô đất cho nhiều người, và cựu Tổng giám đốc Nguyễn Chí Uy của CTCP Sông Đà Nha Trang vừa bị khởi tố, bắt tạm giam về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Dự án Khu dân cư Cồn Tân Lập vốn được UBND tỉnh Khánh Hòa giao cho Sông Đà Thăng Long làm chủ đầu tư. Sau đó, công ty này đã liên danh với Sông Đà Nha Trang để thực hiện dự án.

Đáng chú ý, Sông Đà Nha Trang được thành lập năm 2007, có vốn điều lệ hơn 186 tỷ đồng do 7 cổ đông sáng lập. Trong đó có đến 6 cổ đông mang họ “Sông Đà” và Sông Đà Thăng Long sở hữu 24,59% vốn điều lệ tại đây.

Không chỉ là cổ đông sáng lập và hợp tác liên danh thực hiện nhiều dự án với Sông Đà Nha Trang, Sông Đà Thăng Long còn từng là “con nợ” với dư nợ hàng trăm tỷ đồng.

Theo Báo cáo tài chính năm 2015 của Sông Đà Thăng Long, công ty này nợ Sông Đà Nha Trang hơn 303 tỷ đồng. Đến năm 2016, khoản nợ này vẫn còn thể hiện là gần 257 tỷ đồng.

Tính đến cuối năm 2016, Sông Đà Thăng Long cũng đã đầu tư hơn 97 tỷ đồng vào dự án Khu dân cư Cồn Tân Lập. Đáng chú ý, trong báo cáo tài chính hợp nhất năm 2016 của công ty này còn thể hiện, Sông Đà Thăng Long từng tạm ứng 62 tỷ đồng cho cựu Tổng giám đốc Sông Đà Nha Trang Nguyễn Chí Uy. Và khoản nợ này bị liệt vào danh sách nợ xấu.

Ngoài ông Nguyễn Chí Uy, Sông Đà Thăng Long còn tạm ứng hàng trăm tỷ đồng cho nhiều cá nhân khác và các khoản nợ này cũng bị liệt vào nợ xấu.

Trong khi đó, các dự án của Sông Đà Thăng Long nhiều năm qua đều chậm tiến độ. Có những dự án đã phải cắt bán cho các đối tác khác.

Bán dự án cho Hải Phát

Đáng chú ý, năm 2017, Sông Đà Thăng Long và Sông Đà Nha Trang còn thành lập ra Công ty TNHH HP Hospitality Nha Trang. Công ty này có vốn điều lệ 226 tỷ đồng, trong đó Sông Đà Nha Trang sở hữu 60% và Sông Đà Thăng Long sở hữu 40%.

Ngày 27/9/2017, cơ cấu cổ đông HP Hospitality Nha Trang có sự thay đổi lớn. Cụ thể, Sông Đà Nha Trang giảm tỉ lệ sở hữu xuống 25% và Sông Đà Thăng Long nâng tỉ lệ sở hữu lên 75%.

Chỉ hai ngày sau đó (ngày 29/9/2017), HPH Nha Trang bất ngờ xuất hiện cổ đông lớn mới là CTCP Đầu tư Hải Phát với tỉ lệ sở hữu 75%, ứng với 169,5 tỷ đồng.

Lúc này nhiều lời đồn đoán về việc Sông Đà Thăng Long bán dự án Khu dân cư Cồn Tân Lập cho Hải Phát. Điều này được minh chứng trong báo cáo tài chính năm 2017 của Hải Phát.

Báo cáo tài chính năm 2017 của Hải Phát ghi nhận khoản nợ phải trả của Hải Phát Invest cho Sông Đà – Thăng Long 118,4 tỷ đồng. Số tiền này là thực hiện trả hợp đồng chuyển nhượng 75% vốn điều lệ Công ty TNHH HP Hospitality Nha Trang –đơn vị sở hữu Dự án TM1 Cồn Tân Lập Nha Trang.

Trước đó, Hải Phát cũng là đối tác mua lại tòa CT2 - 105 thuộc Dự án Khu đô thị Usilk City từ Sông Đà Thăng Long.

NAM NAM

Tin nổi bật