Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Sốc thuốc cản quang, nữ bệnh nhân tử vong tại Bệnh viện K

(DS&PL) -

Một bệnh nhân nữ 45 tuổi đã tử vong không rõ nguyên nhân sau khi tiêm thuốc cản quang.

Một bệnh nhân nữ 45 tuổi đã tử vong không rõ nguyên nhân sau khi tiêm thuốc cản quang.

Báo An ninh thủ đô đưa tin, sáng nay (3/10) ông Trần Văn Thuấn – Giám đốc Bệnh viện K xác nhận tại bệnh viện vừa có một nữ bệnh nhân tử vong sau khi tiêm thuốc cản quang chưa rõ nguyên nhân. Bệnh nhân là chị L., 45 tuổi, ở Quỳnh Lưu, Nghệ An, làm nghề giáo viên.

Theo thông tin từ phía người nhà bệnh nhân này phản ánh đến báo chí, bệnh nhân L. đến khám và điều trị tại Bệnh viện K Trung ương ngày 29/9. Đến sáng 30/9, sau khi được bác sĩ tại bệnh viện tiêm thuốc cản quang để tiến hành chụp chiếu cho chị L. thì xảy ra phản ứng, dù được các bác sĩ tích cực cứu chữa nhưng bệnh nhân đã tử vong. Bệnh nhân đã được tiến hành khám nghiệm tử thi và đưa về quê an táng.

Bệnh viện K Trung ương - nơi xảy ra vụ tai biến khiến bệnh nhân tử vong. Ảnh: báo An ninh thủ đô

Liên quan đến thông tin sự việc, sáng 3/10, xác nhận với Kiến Thức, ông Trần Văn Thuấn sau khi phía gia đình bệnh nhân thắc mắc, bệnh viện cũng đã cho mời pháp y, Công an vào cuộc, và giao cho Phòng kế hoạch tổng hợp, chuyên môn phối hợp để làm rõ.

Theo lãnh đạo Bệnh viện K, hiện tại các đơn vị chức năng và bệnh viện đang chờ kết quả pháp y để kết luận chính xác nguyên nhân dẫn đến việc nữ bệnh nhân nói trên tử vong.

Báo Infonet thông tin thêm, theo các bác sĩ, sốc phản vệ là một biến chứng nặng nề trong thực hành lâm sàng, xuất hiện khi bệnh nhân được tiếp xúc với một dị nguyên, trong đó với thuốc cản quang được xem là dị nguyên hay gặp nhất. Hậu quả để lại có thể đe doạ tính mạng bệnh nhân. Phát hiện sớm phản vệ với các dấu hiệu ngoài da, thay đổi hô hấp và thay đổi về huyết động.

Bác sĩ Trần Văn Phúc – Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội cho biết thuốc cản quang vẫn có tỷ lệ gây sốc phản vệ dù thấp hơn kháng sinh nhưng nó có thể xảy ra với bất cứ ai. Theo BS Phúc, thuốc cản quang cũng không thể thử phản ứng trước vì khi có xảy ra sốc phản vệ thì chỉ 1 tý cũng có thể gây sốc.

Phản ứng quá mẫn với thuốc cản quang thường không liên quan đến liều và tốc độ tiêm thuốc, có thể xuất hiện ngay cả khi chỉ tiếp xúc với một lượng nhỏ dị thuốc cản quang.

Chính vì thế, nguy cơ sốc phản vệ có thể xảy ra với bất cứ ai và cách chống lại nó tốt nhất đó là cấp cứu khi sốc phản vệ phải thật tốt thì bệnh nhân mới có cơ hội sống. Ngoài ra, sốc phản vệ nặng hay nhẹ cũng vào từng mức độ sốc phản vệ.

Nguyễn Hà (T/h)

Tin nổi bật