Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Số phận kỳ lạ của cô gái trong chiến dịch Không vận trẻ em VN 1975

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Đã từ lâu, số phận những em bé trong chiến dịch Không vận Trẻ em Việt Nam năm 1975 được nhiều người quan tâm.

(ĐSPL) - Đã từ lâu, số phận những em bé trong chiến dịch Không vận Trẻ em Việt Nam năm 1975 được nhiều người quan tâm.
Giờ đây, những em bé Việt Nam ấy đã trưởng thành. Họ lớn lên và vẫn luôn đau đáu hướng về quê hương và tự hỏi rằng: Liệu họ có gặp được người thân để có những cuộc trùng phùng thiêng liêng, ruột thịt?
Chúng tôi đã kết nối với dịch giả Hoàng Nhương, người dịch cuốn sách Những mảnh đời được ban tặng và một số em bé được đưa lên máy bay trong chiến dịch Không vận Trẻ em (Operation Babylift) tháng 4/1975, để tìm hiểu và ghi nhận được không ít sự kỳ lạ của số phận liên quan đến những em bé trong chiến dịch không vận này.
Đau đáu hướng về quê hương
Cuốn sách về Chiến dịch Không vận Trẻ em Việt Nam 1975 đã được NXB Trẻ ấn hành với tựa đề Những mảnh đời được ban tặng là tác phẩm phóng sự gồm 3 phần, 16 chương của nhà văn, nhà báo Dana Sachs do dịch giả Hoàng Nhương (cũng là một nhà báo hiện công tác tại TTXVN trưởng cơ quan thường trú TTXVN tại tỉnh Hà Nam) chuyển thể sang bản tiếng Việt.

Tác giả Dana Sachs và dịch giả Hoàng Nhương trong lần gặp gỡ ngày mới đây tại Hà Nội.


Theo đó, vào tháng 4/1975, chiến tranh ở Việt Nam chuẩn bị kết thúc, một số cô nhi viện với sự giúp đỡ của Chính phủ Mỹ đã sử dụng máy bay đưa 3 ngàn trẻ em ra khỏi Sài Gòn để đến với các gia đình bố mẹ nuôi ở nước ngoài.
Những số phận trẻ em ấy được Dana Sachs tác giả cuốn sách được anh Hoàng Nhương dịch ra tiếng Việt kể lại một cách sống động và xúc động về từng em bé Việt Nam cụ thể, như nhân vật David: “Anh ấy không biết tên bố mẹ đẻ. Anh ấy không biết tên khai sinh đầu tiên của mình, mặc dù anh nhớ người ta đã gọi anh là “Hen Ly”. Anh cũng không biết nơi mình sinh ra, thậm chí là tuổi của mình (anh sinh vào một thời điểm nào đó giữa năm 1967 và 1969. Chính điều này đã khiến mọi người xác định, khi được khoảng 6 đến 8 tuổi anh đặt chân đến Mỹ).
Anh tin rằng, mình đã sống ở Sài Gòn nhưng không biết một cách chắc chắn. Khi đến Mỹ, David hầu như không có thông tin nhận dạng đi kèm, do đó anh phải trông cậy nhiều vào những ký ức về quãng thời gian cách đây 30 năm. Những ký ức này rất thưa thớt, mỏng manh, gần giống như những giấc mơ siêu nhiên”.

Nhân vật Tanya Mai hiện đang sống tại Mỹ.


Hay như bà Mỹ - một người mẹ suốt 20 năm lúc nào cũng mang tập hồ sơ về đứa con gái lai trong mình và dò hỏi khắp nơi cho tới ngày gặp con. Hay một bà mẹ  tìm cách tìm bảy người con ra đi trong chiến dịch không vận, bà phải đối diện với nhiều gian khó trên đất Mỹ để giành lại những đứa con từ tay cha mẹ nuôi chúng..., cô bé Tanya Mai cũng rời khỏi Việt Nam trong chiến dịch Không vận Trẻ em (Operation Babylift) tháng 4/1975.
Sau khi rời Việt Nam, Tanya được đưa đến Anh cùng khoảng 100 anh, chị em khác. Hơn 200.000 gia đình đã nộp đơn xin nhận nuôi những em bé này trong thời điểm đó. Và cô vẫn băn khoăn rằng, quê mình ở đâu, bố mẹ mình là ai?
Anh Hoàng Nhương cho biết: “Tôi bắt đầu dịch tác phẩm này từ năm 2012, vì làm việc trong hệ thống của Thông tấn xã nên tôi có tiếp cận được bản gốc của phóng sự. Trong hai tháng, tôi dịch xong cuốn sách gần 400 trang này. Sau đó, tôi có liên lạc với Nhà xuất bản Trẻ, sau khi thẩm định bản dịch này, họ đồng ý xuất bản sách.
Năm 2013 cuốn sách Những mảnh đời được ban tặng lần đầu được xuất bản, và tái bản lần 2 vào năm 2014. Cuốn sách có nhiều nhân vật, trong đó Ngọc Anh, Hân, Lê Thị Hà, Tanya Mai... là những em bé có số phận đặc biệt.

Chantal Doecke tên Việt Nam là Lê Thị Hà (bên trái) cùng anh chị em nuôi của mình.


Là một dịch giả, tôi cũng phải nói rằng, cuốn sách này khá kén người đọc, tuy nhiên ai đã đọc được thì thấy rất thú vị. Trong quá trình dịch sách có nhiều nhân vật gây xúc động cho tôi, có những lúc tôi vừa dịch, vừa khóc vì thương số phận những em bé Việt Nam ấy.
Tác giả Dana Sachs đã từng tâm sự với tôi rằng, với trách nhiệm của một nhà văn, nhà báo, bà đã bỏ ra nhiều năm trời tìm đến các thư viện, các trung tâm lưu trữ, thực hiện vô số những cuộc gặp  xúc động, phỏng vấn ở cả Mỹ và Việt Nam, để có những tư liệu dày dặn viết sách, bổ sung cho độc giả những mảnh ghép tinh tế và sâu sắc của chiến tranh. Bạn đọc sẽ thêm một lần rưng rưng trước những câu chuyện đặc biệt về chiến tranh và con người và đôi khi cũng phải cảm ơn sự kỳ lạ của số phận...”.
Trong hành trình của bài viết này, phóng viên tôi đã kết nối được với nhân vật Tanya Mai. Tanya kể rằng: “Sau khi sang Mỹ, tôi được làm con nuôi trong gia đình ông bà Ken và Ellen Clarke ở London. Gia đình Clarke đã có 3 người con khác là Ali, Linda và Nicky nhưng họ rất thương yêu tôi, thậm chí, họ còn đặt cho tôi tên ở nhà gọi là Tawny.
Sau 40 năm sang Mỹ, tôi đang là một họa sỹ ở thành phố Belfast, Bắc Ireland. Tuy nhiên, tôi cũng trải qua một thời gian dài day dứt về thân phận và nguồn gốc bản thân. Tôi không biết gia đình ruột thịt của mình như thế nào. Tôi thậm chí còn không biết ngày sinh của mình. Giấy tờ đều đã mất sạch trong chiến tranh. Tôi cảm thấy sự khác biệt khi trưởng thành vì mái tóc đen và nước da ngăm. Thời niên thiếu của tôi ở trường phổ thông Coleraine rất khó khăn. Tôi đã khóc rất nhiều. Nhưng tôi luôn đau đáu hướng về Việt Nam – nơi tôi được sinh ra...”.
“Tình huống kỳ lạ”
Tác giả Dana Sachs từng tâm sự rằng, mùa xuân năm 2004, trong khi tìm kiếm tư liệu về Việt Nam trên Internet, bà đã tình cờ nhìn thấy một tấm ảnh các trẻ em quấn pijama đặt trong những chiếc hộp nằm trên ghế trong cabin máy bay và có ý nghĩ rằng: “Những đứa trẻ này trông giống như những con búp bê mà những đứa trẻ 3 tuổi sau khi chơi chán thường vứt ở ghế sofa. Một số đứa đang ngủ. Một đứa nhìn thẳng vào máy ảnh với ánh mắt vừa tò mò vừa xa vắng....”.
Bức ảnh đầy xúc động đó đã thôi thúc bà bước vào hành trình khám phá câu chuyện cảm động về những đứa trẻ trong chiến dịch Không vận Trẻ em. Với bà, chiến dịch này là một “tình huống kỳ lạ” mà chiến tranh tạo ra. Điều này đã thôi thúc Dana Sachs dành thời gian tìm kiếm tài liệu để viết tác phẩm trên.
Còn nhân vật Chantal Doecke (tên Việt Nam là Lê Thị Hà) thì kể lại rằng: “Tôi được nhận nuôi tại một gia đình ở Australia. Mẹ ruột của tôi đã lặng lẽ rời khỏi bệnh viện Từ Dũ sau khi sinh. Máy bay chở tôi đáp tại sân bay Australia vào ngày 5/4/1975. Khi đó, tôi chỉ khoảng vài ngày tuổi, tôi lớn lên trong sự yêu thương của gia đình Diggins. Rời nơi “chôn nhau cắt rốn” khi còn quá nhỏ nên tôi không thể lưu giữ nhiều ký ức về quê hương Việt Nam. Tôi cảm thấy đau đớn vì phải rời xa quê hương và gia đình khi còn quá nhỏ. Tôi đã phải nén cảm xúc khi nghĩ về những người thân yêu và mảnh đất nơi tôi sinh ra. Tuy nhiên, tôi chưa bao giờ thoát khỏi nỗi suy tư về những người thân ruột thịt thực sự của mình...”.
Trao đổi với PV báo ĐS&PL, tiến sỹ Lê Vương (viện Khoa học Lịch sử Việt Nam) cho biết: “Tập phóng sự Những mảnh đời được ban tặng cho phép những người bị ảnh hưởng trực tiếp nói lên tiếng nói, kể cho mọi người nghe về những trải nghiệm của họ... Khó có tác phẩm nào có thể sánh được về bề rộng sự kiện và chiều sâu nhận thức như vậy...
Sự kiện lịch sử tháng 4/1975 là một giai đoạn lịch sử quan trọng cho cả Việt Nam và nước Mỹ, tác giả Dana Sachs đã cho chúng ta biết rằng “Chiến dịch Không vận Trẻ em” đã tác động mạnh mẽ thế nào đến nhận thức của nước Mỹ, ảnh hưởng đến nhiều số phận trong đó có nhiều số phận trẻ em Việt Nam...”.      

                      LẠC THÀNH

Xem thêm video: Video: Cảnh tan hoang của đất nước Syria nhìn từ họng pháo

Tin nổi bật