Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Số phận của hơn 200 đứa trẻ sinh ra từ "Ngân hàng tinh trùng thiên tài"

(DS&PL) -

Năm 1980, ngân hàng “tinh trùng thiên tài”, nơi lưu trữ những bộ gene của cá nhân kiệt xuất nhất nhân loại được ra đời.

Năm 1980, một ngân hàng “tinh trùng thiên tài”- nơi lưu trữ những bộ gene của cá nhân kiệt xuất nhất nhân loại được ra đời. Song, sau 19 năm hoạt động, ngân hàng này đã phải đóng cửa vì vấp phải chỉ trích quá lớn từ dư luận.

Ngân hàng tinh trùng thiên tài

Theo đó, “ngân hàng tình trùng thiên tài” được thành lập bởi doanh nhân Robert K. Graham vào thập niên 80. Khi đó, ông vốn nổi tiếng trong giới kinh doanh với phát minh kính có khả năng chống vỡ, giúp ông nhanh chóng trở thành một người giàu có bậc nhất.

Tuy nhiên, ông đã dành toàn bộ tài sản của mình để thực hiện một ý tưởng được ấp ủ suốt cả cuộc đời, đó chính là cải tiến quần thể gene của loài người.

Graham - Cha đẻ của ngân hàng tinh trùng thiên tài. Ảnh: Helino

Sau nhiều năm nghiên cứu, đến cuối thập niên 70, Graham đã thuyết phục được một số vĩ nhân đạt giải Nobel hiến tinh trùng cho ông, rồi tuyển dụng các nhà khoa học xuất sắc làm việc cho ngân hàng lưu trữ. 

Đến năm 1980, ngân hàng tinh trùng mang tên Repository for Germinal Choice (Tạm dịch: Kho lưu trữ gene chọn lọc) cũng chính thức được đưa vào hoạt động với cách thức lưu trữ tinh trùng của những cá nhân kiệt xuất nhất thế giới ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Theo New York Times năm 1984, các bà mẹ chỉ cần mất $50 phí đăng ký (giá trị tương đương $161 - tức hơn 3,5 triệu đồng ở thời điểm hiện tại), cộng thêm $10 phí duy trì mỗi tháng là có thể trở thành mẹ của những “thế hệ thiên tài”.

Song, ngân hàng của Graham đã bị cả xã hội bấy giờ chỉ trích, cho rằng đây là một hành vi phân biệt chủng tộc, giống như những gì Phát xít Đức đã làm. Graham trở thành đối tượng bị lên án, nhiếc móc và bị coi như một kẻ không có đạo đức.

Cuối cùng, đến năm 1999, 2 năm sau kể từ khi vị cha đẻ của “ngân hàng tinh trùng thiên tài” qua đời, ngân hàng đã phải đóng cửa. Nhưng bù lại, sau 19 năm hoạt động, ngân hàng đã “sản xuất” ra hơn 200 đứa trẻ mang trong mình bộ gene của thiên tài.

Số phận của những đứa trẻ mang bộ gene thiên tài

Sau này, CNN đã liên hệ được với một số nhân vật mang trong mình bộ gene thiên tài từ ngân hàng của Graham để tìm hiểu thêm về cuộc sống của họ.

Một số có kết quả học tập rất cao, đạt GPA tối đa tại phổ thông và đại học. Một số khác thì nổi trội ở nhiều lĩnh vực, như Gage (California)- một doanh nhân tài ba ngay trong trường đại học, từng làm mưa làm gió ở thị trường chứng khoán. Jacob (California) có thể tiếp thu kiến thức vật lý lượng tử khi còn học phổ thông. Hay những đứa trẻ là con sinh học của VĐV Fuschia rất có năng khiếu về thể thao. 

Leandra - ca sĩ Opera

Song, không phải tất cả hơn 200 đứa trẻ này đều là thiên tài. Có rất nhiều người có cuộc sống bình thường như bao người khác, như Tom là Giám đốc điều hành công ty xây dựng nhỏ chuyên lợp mái nhà; Leandra là ca sĩ opera, Courtney là vũ công. Còn Logan, anh mắc bệnh tự kỷ bẩm sinh - đứa trẻ duy nhất mắc bệnh trong số những người được liên hệ.

Có thể thấy, dù bị xã hội lên án nhưng không thể phủ nhân thành quả mà Graham đã đạt được trong y học. Chính ý tưởng của ông đã đặt nền móng cho những ngân hàng tinh trùng ngày nay, giúp cho những đôi hiếm muộn có thêm lựa chọn trong hình thức sinh sản.

Nguyễn Phượng (T/h)

Tin nổi bật