Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Sở GD- ĐT Hà Nội sẽ siết chặt quản lý trong việc chuyển trường công

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Để hạn chế việc học sinh đỗ vào trường điểm thấp rồi chạy sang trường điểm cao, Mùa tuyển sinh năm nay, Sở GD&ĐT Hà Nội siết lại quy định.

(ĐSPL) – Để hạn chế việc học sinh đỗ vào trường điểm thấp rồi chạy sang trường điểm cao, Mùa tuyển sinh năm nay, Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ siết lại quy định.

Giám đốc Sở cho phép mới được chuyển trường

Tiền Phong dẫn lời bà Nguyễn Thu Hà, Phó phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, năm nay Hà Nội tiếp tục tuyển sinh vào lớp 10 công lập và ngoài công lập theo phương thức thi tuyển cộng xét tuyển. Trong đó, điểm xét tuyển được tính bằng điểm tổng kết 4 năm học THCS cộng điểm thi môn Văn, Toán nhân hệ số 2 cộng điểm ưu tiên.

Theo hướng dẫn, mỗi học sinh được đăng ký dự tuyển vào 2 trường THPT công lập xếp theo thứ tự ưu tiên là nguyện vọng 1 và 2.

Để hạn chế việc học sinh đỗ vào trường điểm thấp rồi chạy sang trường điểm cao, Sở GD&ĐT Hà Nội siết lại quy định. (Ảnh minh họa)

Cả 2 nguyện vọng đều phải thuộc 1 khu vực tuyển sinh (toàn thành phố có 12 khu vực tuyển sinh). Học sinh muốn nhập học tại trường đăng ký nguyện vọng 2, phải có điểm xét tuyển cao hơn điểm chuẩn của trường ít nhất 1,5 điểm. Học sinh đã trúng tuyển nguyện vọng 1 sẽ không được xét tuyển nguyện vọng 2. Vì thế học sinh phải nghiên cứu kỹ trước khi đăng ký nguyện vọng.

Theo quy định, tất cả học sinh có nguyễn vọng vào trường công lập hay ngoài công lập đều phải tham dự kỳ thi tuyển vào lớp 10 của Sở GD&ĐT Hà Nội.

Tuy nhiên, để đăng ký dự thi vào các trường công lập, thì điều kiện bắt buộc là phụ huynh, học sinh phải có hộ khẩu tại Hà Nội. Những học sinh không có hộ khẩu Hà Nội thì sau kỳ thi sẽ lấy điểm thi làm căn cứ xét tuyển vào các trường ngoài công lập.

Về quy định này, bà Hà lưu ý các trường, học sinh khi đăng ký dự thi mới chỉ có giấy hẹn lấy hộ khẩu của công an sau đó phải trình hộ khẩu để tránh khiếu kiện về sau.

Như vậy, với quy định này không chỉ học sinh THCS Hà Nội mới được thi vào các trường THPT công lập Hà Nội. Những học sinh ở tỉnh khác nhưng các em hoặc bố, mẹ có hộ khẩu thường trú Hà Nội vẫn có quyền đăng ký dự thi vào các trường THPT công lập ở Hà Nội.

Ngoài hai nguyện vọng chính, học sinh có năng lực có thể đăng ký dự tuyển vào 4 trường chuyên gồm: THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam, THPT Chu Văn An, THPT Chuyên Nguyễn Huệ và THPT Sơn Tây.

Riêng trường THPT Chu Văn An được phép tuyển sinh toàn khu vực miền Bắc (tính từ tỉnh Thanh Hóa trở ra). Để thi vào các trường chuyên, ngoài đăng ký môn chuyên, học sinh phải thi ngoại ngữ là điều kiện bắt buộc.

Để tránh việc chuyển trường sau một thời gian học, Sở GD&ĐT Hà Nội cũng siết quy định, học sinh trúng tuyển ở trường THPT công lập nào phải học ổn định hết cấp học tại trường THPT đó. Trường hợp phát sinh trong quá trình học cần phải chuyển trường phải được giám đốc Sở cho phép mới được chuyển trường.

Về quy định học sinh trúng tuyển trường công lập nào phải học ổn định hết cấp tại trường đó, hiệu trưởng Trường THPT Newton bà Lê Thị Chính băn khoăn: “Quy định muốn chuyển trường công lập học sinh phải được sự cho phép của giám đốc Sở có là một rào cản gây khó khăn cho học sinh?”.

Về vấn đề này, ông Phạm Văn Đại, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội lý giải, điểm chuẩn các trường ở Hà Nội rất vênh nhau, có trường tuyển sinh đầu vào 55 điểm nhưng có trường chỉ 23 điểm. “Để tránh tình trạng sau một học kỳ phụ huynh chuyển học sinh từ trường 23 điểm lên trường 55 điểm trong khi năng lực học sinh chưa tới Sở phải siết quản lý”, ông Đại nói.

Theo dõi việc chấm điểm và học bạ 

Liên quan đến việc nâng điểm, sửa điểm để làm đẹp học bạ, VOV ghi nhận, mặc dù phương thức thi tuyển cộng xét tuyển điểm tổng kết THCS được Hà Nội áp dụng nhiều năm qua đến nay dù chưa có trường hợp nào khiếu kiện tuy nhiên không phải không có lo lắng về tình trạng trên.

Để quản lý việc chỉnh sửa điểm cho học sinh THCS, Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ tổ chức các đoàn kiểm tra theo dõi việc chấm điểm và học bạ của các trường.

Theo đó, từ 12-15/5, Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ tổ chức các đoàn kiểm tra theo dõi về quy trình chấm điểm, quản lý điểm, học bạ của học sinh trung học cơ sở (THCS).

Đúng ngày 19/5, các phòng GD-ĐT trên địa bàn thành phố phải chuyển về Sở kết quả điểm THCS để Sở theo dõi, tránh việc thay đổi điểm, nâng điểm cho học sinh không đúng với thực chất năng lực học tập của các em trước khi đến kỳ xét và thi tuyển sinh vào lớp 10.

Sở dĩ Sở GD-ĐT đôn đốc và thực hiện nghiêm việc làm trên vì có tình trạng đề thi vào lớp 10 THPT không khó nhưng vẫn có nhiều thí sinh bị 0 điểm hoặc dưới điểm trung bình. Ngoài ra, một số lãnh đạo trường THPT phản ánh đến Sở GD-ĐT Hà Nội là nhiều học sinh thi vào lớp 10 điểm rất thấp nhưng lại có bảng điểm, học bạ cấp THCS rất đẹp với số điểm cao.

Trả lời về vấn đề này, ông Phạm Khắc Lợi, Phó trưởng phòng Giáo dục Trung học (Sở GD-ĐT Hà Nội) cho biết, việc tổ chức thi vào lớp 10 tốt nhưng xét tuyển không tốt thì không công bằng cho tất cả học sinh.

Việc làm tốt khâu quản lý cho điểm, chấm điểm ở cấp THCS có ý nghĩa rất quan trọng đến phương thức tuyển sinh vào lớp 10. Bởi học sinh vào lớp 10 sẽ được tính dựa trên kết quả học tập, rèn luyện ở cấp THCS, kết quả thi hai môn Ngữ văn và Toán trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT và điểm cộng thêm.

Ông Phạm Khắc Lợi thông tin thêm, có một thực tế là học sinh THCS có điểm tổng kết 4 năm học rất cao nhưng khi vào THPT các hiệu trưởng than thở các em học kém, hổng nhiều kiến thức. Để kiểm tra tình trạng này, ông Lợi kể ông từng đến trường THPT khảo sát, ra đề kiểm tra tương đối dễ nhưng kết hợp coi thi chặt, học sinh không được xem bài nhau. Kết quả có đến 1/3 học sinh bị điểm 0 đến 3.

Theo ông Lợi, các trường THCS cần xem lại cách giáo viên cho điểm học sinh, các Phòng giáo dục có phương pháp quản lý điểm chặt chẽ. Về vấn đề này, Sở GD&ĐT sẽ lập các đoàn thanh tra về các trường bất kỳ để kiểm tra hồ sơ, học bạ, sổ ghi điểm.

Bà Đoàn Thị Kiều Anh, Phó chánh thanh tra Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, theo quy định, sau khi tổng kết điểm các Phòng GD&ĐT tổ chức thanh tra, kiểm tra chéo cách tính điểm và quản lý điểm THCS, điểm cộng thêm. Thực tế khi thanh tra Sở đi kiểm tra lại phát hiện ra nhiều lỗi sai phạm như: xếp loại sai học lực, sổ ghi điểm, gọi tên không sạch sẽ.

Thiên An (Tổng hợp)

Xem thêm video tin tức:

 [mecloud]EEJTV3l9Qo[/mecloud]

Tin nổi bật