Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

“Siêu bão” Rammasun (Thần Sấm) đổ bộ vào Biển Đông

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Dự báo trưa mai (16/7), bão Rammasun sẽ vào Biển Đông nên cần khẩn trương sẵn sàng ứng phó. Các tàu cảnh sát biển và kiểm ngư cũng cần tính phương án đảm bảo an toàn.

(ĐSPL) – Dự báo trưa 16/7, bão Rammasun sẽ vào Biển Đông nên cần khẩn trương sẵn sàng ứng phó. Các tàu cảnh sát biển và kiểm ngư cũng cần tính phương án đảm bảo an toàn.

Trước tình hình cơn bão Rammasun đang có dấu hiệu là một cơn bão mạnh, di chuyển nhanh và diễn biến bất thường, chiều nay (15/7), Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có cuộc họp khẩn với Ủy ban Phòng chống Lụt bão Quốc gia để đánh giá tình hình cơn bão và đưa ra các phương án đối phó kịp thời.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải trong cuộc họp khẩn với Ủy ban Phòng chống Lụt bão Quốc gia để đánh giá tình hình cơn bão Rammasun và đưa ra các phương án đối phó kịp thời.

Ông Hoàng Đức  Cường - Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư đánh giá đây là một cơn bão có cường độ rất mạnh, vào lúc 14h30 chiều nay, tâm bão đang nằm trên bờ biển phía đông của miền trung Philippines, với cấp 13, giật cấp 15, 16.

“Theo dự kiến, sau khi tràn qua Philippines, thì vào trưa và chiều mai (16/7), bão Rammasun sẽ đổ bộ vào Biển Đông. Khi vào biển Đông, bão sẽ giảm 1-2 cấp, chỉ còn cấp 10, cấp 11. Cơn bão này có rất nhiều điểm tương đồng với cơn bão số 2 năm 1983 có tên Vera, tức là khi vào biển Đông sẽ giảm 1-2 cấp, nhưng sau đó do ảnh hưởng của vùng nóng trên biển, nó sẽ “lấy năng lượng vùng biển nóng”, và sẽ tăng cấp trở lại khi dự kiến nó sẽ đổ bộ vào đảo Hải Nam, với cấp 11, cấp 12, giật trên cấp 12” – ông Cường nhận định.

Về công tác chuẩn bị và ứng phó, ông Nguyễn Xuân Diệu, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT), cho biết, Ban Chỉ đạo Phòng chống Lụt bão Trung ương cùng các cơ quan liên quan đã rà soát, kiểm đếm tàu thuyền, lao động và thông báo tình hình cơn bão Rammansun đến các tàu thuyền đánh cá đang hoạt động trên biển. Cụ thể, đã thông báo 58.400 tàu/235.000 người. Tại khu vực biển Hoàng Sa có 79 tàu đang hoạt động nên cũng sẽ có thông báo để các tàu vào bờ hoặc di chuyển xuống phía Nam tránh bão.

Theo ông Diệu, thủ đô Hà Nội có thể là tâm của đợt mưa lớn do chịu ảnh hưởng của cơn bão lần này, mưa lớn có thể gây ngập úng và ách tắc đô thị nên cần có phương án ứng phó kịp thời.

Ảnh vệ tinh cơn bão Rammansun trước khi vào Biển Đông. Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương.

Kết luận buổi họp, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhận định: “Thường cơn bão đầu năm hay chạy dọc biên giới phía Bắc, gây ảnh hưởng lớn do miền núi có mưa to lại thường kèm theo lũ quét. Đây là cơn bão số 2 vào Biển Đông năm nay. Cơn bão mạnh, có diễn biến phức tạp nên phải theo dõi, cập nhật thông tin thường xuyên”.

Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo: “Với cơn bão này phải hết sức đề phòng. Ở quanh đảo Hoàng Sa còn 79 tàu đang hoạt động, đề nghị lực lượng chức năng kêu gọi tàu vào bờ hoặc di chuyển về phía Nam tránh bão. Đối với các tàu cảnh sát biển và kiểm ngư chỉ chịu được bão cấp 8, cấp 9 nên chúng ta phải tính phương án ứng phó, đảm bảo an toàn cho các tàu”.

Trên đất liền, Phó Thủ tướng cho rằng các địa phương cần rà soát chương trình chống bão của mình trong năm.

Bộ GTVT cần lưu ý ảnh hưởng của bão đối với vùng núi phía Bắc, có khả năng sẽ bị chia cắt giao thông nên cần bố trí sẵn  lực lượng đảm bảo giao thông khu vực này.

Đối với người dân, đầu mùa bão phải chằng chống nhà cửa, không để bão đến mới làm dễ xảy ra tai nạn.

“Biến đổi khí hậu tạo ra các vùng chênh nhiệt độ trên biển làm tình hình mưa bão khó dự đoán và nghiêm trọng hơn, các siêu bão cũng hình thành trên cơ sở này. Qua theo dõi, vùng hình thành cơn bão Rammasun cũng được hình thành từ vùng chênh lệch nhiệt độ khá cao nên cường độ cơn bão có thể sẽ rất mạnh, Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão cần xem xét, khẩn trương lên các phương án đối phó với siêu bão” – Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh.

Tin nổi bật