Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Sếp chồng mừng tuổi con 5.000 đồng, vợ bĩu môi chê ít

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Thấy sếp tôi đưa một phong bao đỏ cho thằng bé, vợ tôi tíu tít cười nói cảm ơn. Ấy thế nhưng, khi thằng bé tò mò bóc ra một tờ 5.000 đồng, mặt cô ấy nhanh chóng

(ĐSPL) – Thấy sếp tôi đưa một phong bao đỏ mừng tuổi cho thằng bé, vợ tôi tíu tít cười nói cảm ơn. Ấy thế nhưng, khi thằng bé tò mò bóc ra một tờ 5.000 đồng, mặt cô ấy nhanh chóng sa sầm và quay đi bỉu môi.

Ai cũng nói mừng tuổi (lì xì) vào dịp Tết quan trọng là tình cảm, ý nghĩa chứ không quan trọng bao nhiêu, thế nhưng, thực tế liệu ai dám mừng tuổi 500 hay 1.000 đồng vào thời buổi này nữa cơ chứ? Đó là lời mà vợ tôi thốt ra khi con nhận được phong bao lì xì 5.000 đồng.

Từ xa xưa, mừng tuổi ngày Tết đã trở thành một phong tục, nét văn hóa đẹp của dân tộc. Mừng tuổi mang ý nghĩa chúc sức khỏe, may mắn, sự sung túc, thành đạt... cho mọi người, đặc biệt là trẻ em và người cao tuổi. Ấy thế nhưng ngày nay, phong tục này đã biến tướng và trở thành một hình thức để người ta cân đo đong đếm xem người mừng dành cho người được mừng là “bao nhiêu”.

Chính vì điều đó mà bây giờ lên mạng thấy ai cũng than thở chuyện chuẩn bị tiền lì xì Tết đến khi kinh tế khó khăn, lương thưởng cắt giảm. Hết than thở chuyện mừng tuổi ô sin, đến chuyện mừng bố mẹ, ông bà, cháu chắt khi về quê ăn Tết, rồi mừng tuổi con cháu sếp, đồng nghiệp cơ quan, ôi thôi thì đủ thứ.

Ý nghĩa đẹp của phong tục mừng tuổi (lì xì) đang dần biến tướng và trở thành gánh nặng của mọi người mỗi dịp Tết đến xuân về. Ảnh minh họa.

Và đáng tiếc là sự biến tướng đó cũng đã ăn sâu vào gia đình tôi. Việc xảy ra từ năm ngoái nhưng tôi vẫn quyết định kể ra để mọi người xem như một bài học rút kinh nghiệm cho gia đình mình.

Chuyện là cơ quan tôi thường có truyền thống đi từng nhà chúc Tết đầu năm. Năm ngoái, sếp tôi cũng tham gia đi cùng anh em. Tôi rất vui vì điều đó thể hiện sự thay đổi trong cơ quan mình. Từ ngày sếp mới lên nhận chức, các chế độ của anh em cũng thay đổi hẳn. Nhân viên được quan tâm hơn, cụ thể là lương thưởng và các khoản thu nhập khác anh em đã được cải thiện chứ không như trước đây. Và việc sếp tới nhà nhân viên chúc Tết cùng anh em là điều thể hiện rõ sự thay đổi đó.

Ấy thế nhưng, một hành động nhỏ của vợ tôi vào ngày Tết năm đó đã làm tôi muối mặt và vẫn “ngượng” với sếp cho đến tận hôm nay. Năm ngoái, vào mùng 5 Tết, anh em cơ quan tập trung đi chơi. Khi mọi người đến nhà tôi chơi, vợ và con tôi đều ở nhà chuẩn bị mọi thứ rất chu đáo.

Thấy thằng con tôi chạy nhảy cười nói với các chú các cô, sếp tôi liền xoa đầu và lấy phong bao đỏ lì xì cho cháu. Vợ tôi thấy thế cười nói tíu tít cảm ơn. Ấy thế nhưng, khi thằng bé vô tư bóc bao lì xì trước mặt mọi người và lôi ra một tờ 5.000 đồng, mặt vợ tôi sa sầm. Cô ấy quay đi chỗ khác bĩu môi đánh thượt thở dài một cái. Chắc chắn hành động vô ý của cô ấy sếp tôi và các anh em trong phòng đều biết được.

Tôi ngại quá thúc mạnh vào chân cô ấy nhắc nhở. Khi mọi người ra về, vì xấu hổ và ức chế quá nên tôi đã kéo vợ vào phòng quát. Cô ấy được thể cãi lại: “Sếp gì mà mừng tuổi có 5.000 đồng. Bây giờ ấy, 10.000 -20.000 người ta còn cười cho ấy chứ. Đúng là keo kiệt quá thể”. Tôi tức quá cho cô ấy một bạt tai rồi bảo “Không có ông ấy thì Tết này đừng có nói có bánh thịt ăn chứ chẳng nói đến mừng tuổi đâu nhé. Người ta đang nợ lương đầy ra đó, cô đi làm còn không biết hay sao. Năm trước làm gì có chuyện tôi đưa về được vài chục mà cô còn lắm lời. Người ta đến nhà chơi là quý lắm rồi, đáng nhẽ ra biết điều thì hôm trước cô phải cùng tôi sang nha bác ấy chơi chúc Tết đấy”.

Thú thực chỉ vì một hành động nhỏ của vợ mà từ hôm đó đến nay đi làm tôi vẫn ngượng với mọi người, đặc biệt là sếp tôi. Năm nay tôi đã quán triệt vợ con từ trước rồi.  Mong là mọi người vẫn vui vẻ đến nhà chúc Tết để tôi cứu vãn lại tình thế xấu hổ năm ngoái.

Tin nổi bật