Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Sẽ xử lý hình sự những đối tượng trục lợi bảo hiểm

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Khai báo gian dối để hưởng bảo hiểm thất nghiệp có thể bị xử lý hình sự, ông Phạm Lương Sơn, Trưởng ban thực hiện chính sách Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho biết.

(ĐSPL) -  Khai báo gian dối để hưởng bảo hiểm thất nghiệp có thể bị xử lý hình sự, ông Phạm Lương Sơn, Trưởng ban thực hiện chính sách Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho biết.

Theo thông tin phòng Bảo hiểm thất nghiệp của trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội cung cấp: Tính đến ngày 20/12/2014 có 33.901 người đến đăng ký xin hưởng BHTN. Số người được đủ tiêu chuẩn được hưởng TCTN được sở Lao động, Thương binh & Xã hội ban hành quyết định là 33.041 người. Năm 2014, so với cùng kỳ năm 2013 số lượng đăng ký tăng 26\%. So với 6 tháng đầu năm, tỉ lệ người đến đăng ký xin hưởng bảo hiểm thất nghiệp trong 6 tháng cuối năm tăng 33,3\%. Đa số người thất nghiệp từng lao động tại các loại hình doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn và cổ phần. Người lao động mất việc trong năm 2014 rơi vào các ngành sản xuất chế biến, lắp ráp điện tử, bán hàng với độ tuổi từ 25-40.

Điều đáng nói, số lượng lao động chất lượng cao có trình độ cao đẳng, đại học đến làm thủ tục xin hưởng bảo hiểm thất nghiệp tương đối cao. Đặc biệt, trong đó số lượng người lao động được hưởng số tiền trợ cấp thất nghiệp từ 9 triệu đồng trở lên/tháng là 1.554 người (chiếm 4,7\%). Hầu hết, số lao động được hưởng mức này tập trung vào các công ty nước ngoài, hoặc các đơn vị hợp tác với các dự án của nước ngoài.

Để hạn chế tình trạng trục lợi BHTN, một giảng viên dạy tại trường đại học Lao động Xã hội cho rằng: Cần tăng cường việc giám sát và kiểm tra tính chính xác của thông tin trong báo cáo hàng tháng của người lao động hưởng TCTN để đảm bảo cho họ tích cực tìm kiếm việc làm. Trong thực tế, việc khai báo này hầu như phụ thuộc vào sự trung thực của người khai báo. Với hiện trạng như hiện nay, chưa có cơ chế để kiểm tra, kiểm soát thông tin sau khi khai báo. Do đó sẽ có không ít trường hợp người lao động đã trở lại làm việc nhưng đồng thời vẫn hưởng các chế độ của bảo hiểm thất nghiệp.

Ông Phạm Lương Sơn:  Có việc nhưng vẫn khai báo thất nghiệp để nhận tiền của Nhà nước là hành vi trục lợi.

Trong khi đó, trao đổi với PV báo Đời sống và Pháp luật, ông Phạm Lương Sơn, Trưởng ban thực hiện chính sách Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho biết: “Thực tế ghi nhận không chỉ có cá nhân người lao động dù có việc nhưng vẫn khai báo thất nghiệp để nhận tiền của Nhà nước mà còn có cả tình trạng, nhiều doanh nghiệp làm ngơ và tạo điều kiện cho lao động của mình thực hiện việc này. Đây là hành vi trục lợi rất rõ ràng. Và, dù có là doanh nghiệp hay tổ chức, cá nhân thì lợi dụng những sơ hở của chính sách để trực tiếp hay tạo điều kiện cho người khác chiếm dụng tiền của Nhà nước đều phải xử lý theo quy định của pháp luật.

Còn việc xử lý cụ thể như thế nào thì đã được quy định rất rõ trong Luật Bảo hiểm Xã hội và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn liên quan (từ đầu năm 2015 Luật Bảo hiểm Xã hội được thay bằng luật Việc làm). Nếu nặng hơn, có thể xử lý theo luật hình sự”.

Ông Phạm Lương Sơn cũng cho biết, do việc kiểm tra tính xác thực trong khai báo thất nghiệp của người lao động hiện nay vẫn chưa thực sự chặt chẽ nên mới dẫn tới tình trạng này. Bản thân ngành Bảo hiểm Xã hội cũng thường xuyên phối hợp với các sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) các tỉnh, thành trong cả nước để siết chặt quản lý hơn nữa, nhằm ngăn chặn những hành vi gian lận và thực tế là nhiều trường hợp đã bị phát hiện và các sở LĐ,TB&XH cũng đã tiến hành xử lý những trường hợp vi phạm.

Tin nổi bật