Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Sẽ rút giấy chứng nhận nếu triệu hồi không đúng quy định

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Đại diện Cục Đăng kiểm Việt Nam đã có câu trả lời về thông tin 50.385 chiếc xe ô tô bị triệu hồi tại Việt Nam từ đầu năm 2016 đến nay.

(ĐSPL) – Đại diện Cục Đăng kiểm Việt Nam đã có câu trả lời về thông tin 50.385 chiếc xe ô tô bị triệu hồi tại Việt Nam từ đầu năm 2016 đến nay.

Theo đại diện Cục Đăng kiểm Việt Nam, tính từ đầu năm 2016 đến nay, cơ quan này đã phê duyệt 26 chương tình triệu hồi của các cơ sở sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu xe ô tô, với số lượng 148.295 chiếc. Trong đó, số lượng xe ô tô bị triệu hồi là 50.385chiếc , triệu hồi xe máy là 97.910 chiếc.

Các xe ô tô bị triệu hồi vì các lỗi liên quan đến: Thân vỏ xe , lỗi túi khí, lỗi động cơ xe (phần mềm điều khiển), lỗi hộp số, hệ thống phanh, hệ thống lái, đai an toàn...

Cục Đăng kiểm Việt Nam cho hay, để phê duyệt các chương trình triệu hồi thì các cơ sở sản xuất, lắp ráp hoặc nhập khẩu xe sẽ thực hiện theo các quy định trong các thông tư của Bộ GTVT đã ban hành liên quan đến triệu hồi xe. Các cơ sở sản xuất, nhập khẩu cũng phải báo cáo về nguyên nhân gây lỗi, số lượng xe bị ảnh hưởng, phạm vi bị ảnh hưởng, các biện pháp khắc phục, sửa chữa.

Dựa trên các nội dung trên, Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ phê duyệt kế hoạch triệu hồi, biện pháp khắc phục sau đó công bố thông tin về chương trình này trên trang điện tử của Cục. Đồng thời, các nội dung này sẽ trở thành căn cứ để các nhà sản xuất, đại lý ủy quyền khắc phục lỗi theo đúng chương trình đã được phê duyệt.

Lexus RX200t vừa được triệu hồi tại Việt Nam.(Ảnh: Zing.vn)

Cục Đăng kiểm Việt Nam thông tin, sau khi phê duyệt, cơ quan này sẽ theo dõi, giám sát chặt chẽ các chương trình triệu hồi nhằm đảm bảo quyền lợi của người sử dụng.

Đại diện Cục Đăng kiểm cũng nhấn mạnh, trong trường hợp có các yêu cầu cần phải làm rõ nguyên nhân, cơ quan này sẽ yêu cầu bổ sung và làm rõ. Trong trường hợp cần thiết, Cục sẽ tổ chức điều tra trực tiếp về nguyên nhân gây lỗi sản phẩm.

Trước tình trạng triệu hồi hàng chục nghìn xe ô tô ở nước ta, trả lời về câu hỏi kiểm soát chất lượng đầu vào của các xe ô tô khi nhập khẩu, Cục Đăng kiểm Việt Nam cho hay, các mẫu xe hơi nhập vào Việt Nam đều được kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo các quy định tại thông tư và các quy chuẩn kỹ thuật do Bộ GTVT ban hành.

Đại diện Cục khẳng định, chỉ khi các xe ô tô đảm bảo yêu cầu về chất lượng và an toàn kỹ thuật mới được phép nhập khẩu. Nhìn chung, các cơ sở sản xuất xe đều cố gắng kiểm soát chất lượng nhằm đưa ra thị trường các loại xe đảm bảo chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật. Tuy nhiên, trong công tác quản lý chất lượng sản phẩm, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng xe ô tô như: con người, vật liệu, phương pháp sản xuất, trang thiết bị sử dụng, thiết kế.... Ngoài ra, có một số lỗi kỹ thuật có thể xuất hiện sau một thời gian sử dụng xe. Vì vậy, đối với các trường hợp phát sinh lỗi này thì cơ sở sản xuất, đại lý ủy quyền phải thực hiện triệu hồi sản phẩm để khắc phục theo quy định.

Theo đại diện Cục Đăng kiểm Việt Nam, việc triệu hồi xe bị lỗi kỹ thuật là trách nhiệm của nhà sản xuất, thể hiện trách nhiệm của nhà sản xuất đối với khách hàng. Trường hợp phát hiện cơ sở sản xuất, nhập khẩu không thực hiện việc triệu hồi theo quy định thì tùy theo mức độ vi phạm, Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ tạm đình chỉ hiệu lực giấy chứng nhận hoặc thu hồi giấy chứng nhận.

Điều 8, Luật bảo vệ quyền của người tiêu dùng quy định:

1. Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp.

2. Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng.

3. Lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch và các nội dung thỏa thuận khi tham gia giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

4. Góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

5. Tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

6. Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.

7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

8. Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo.

Nhân Văn – Tường Vy

Video đang được xem nhiều nhất:

[mecloud]kUpw3jrnAQ[/mecloud]

Tin nổi bật